Cách giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Bởi Trần Thu Thủy - 21/10/2020
view 412
comment-forum-solid 0

Một trong những tranh chấp hiện nay cần nắm được thủ tục giải quyết và các vấn đề pháp lý liên quan để bảo vệ quyền lợi mỗi bên đó chính là tranh chấp lao động cá nhân. Không hẳn ai cũng biết trình tự thủ tục để giải quyết tranh chấp này.

- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Căn cứ theo quy định tại Điều 200 của Bộ luật lao động năm 2012 thì cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp bao gồm: Hòa giải viên lao động được cử bởi cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Tòa án nhân dân cấp huyện.

Hòa giải viên lao động là người sẽ tiến hành một phiên họp để có thể hòa giải, giúp cho hai bên trong sự tranh chấp có cơ hội ngồi lại để thương lượng, thảo luận đưa ra cách giải quyết mâu thuẫn phát sinh một cách tốt nhất cho cả hai. Nhưng, có những tranh chấp lao động cá nhân lại không được thực hiện qua thủ tục hòa giải như sau: Về việc xử lý kỷ luật lao động theo hình thức là sa thải hoặc là tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao đồng; Về việc bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp công lập và người lao động này đang đi lao động làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài; Về trợ cấp và việc bồi thường thiệt hại khi thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động; Về vấn đề bảo hiểm y tế theo các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, vấn đề bảo hiểm xã hội theo các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; Việc tranh chấp giữa người giúp việc gia đình và người sử dụng lao động giúp việc.

Bài tư vấn pháp luật dân sự được thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Văn Hoàng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

- Trình tự thực hiện giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Việc thực hiện giải quyết tranh chấp này sẽ được tiến hành theo quy định tại Điều 201 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

Bước 1: Tiến hành việc hòa giải

Hòa giải viên lao động sẽ tổ chức một phiên họp để hòa giải sự tranh chấp, với sự góp mặt của hai bên trong tranh chấp. Và tùy vào điều kiện cá nhân, các bên cũng có thể ủy quyền cho người khác tham gia vào trong phiên họp hòa giải này.

Trong trường hợp mà hai bên thỏa thuận được với nhau. Thì hòa giải viên lao động sẽ hướng dẫn cho các bên thương lượng để có thể giải quyết những mâu thuẫn đã dẫn đến sự tranh chấp này. Và sau khi hai bên trong sự tranh chấp này đã có thể thỏa thuận được với nhau thì hòa giải viên lao động sẽ tiến hành lập biên bản hòa giải thành.

Trong trường hợp mà hai bên không thỏa thuận được với nhau: Khi hai bên trong sự tranh chấp này đã ngồi lại để thương lượng với nhau nhưng sau cùng lại không thỏa thuận được thì hòa giải viên lao động sẽ đưa ra những phương án hòa giải để xem xét. Nếu như hai bên chấp nhận về phương án hòa giải ấy thì hòa giải viên lao động sẽ tiến hành lập biên bản hòa giải thành; Nhưng nếu như hai bên trong sự tranh chấp này không đồng ý phương án hòa giải hoặc là một bên trong sự tranh chấp đã được triệu tập một cách hợp lệ theo quy định nhưng lần thứ hai lại không đến nhưng không có được lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động sẽ tiến hành lập biên bản hòa giải không thành.

Lưu ý về biên bản được lập bởi hòa giải viên lao động: Biên bản này phải có được chữ ký của bên tranh chấp có mặt và chữ ký của hòa giải viên lao động; Có bản sao của biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành gửi đến cho hai bên trong sự tranh chấp này trong thời hạn quy định là một ngày làm việc, kể từ ngày biên bản được lập.

Bước 2: Yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

Sau khi ở bước 1 không thành hoặc một trong hai bên đã có hành vi thực hiện không đúng những thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc là hết 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hòa giải viên lao động phải thực hiện kết thúc việc hòa giải mà hòa giải viên lao động lại không tiến hành việc hòa giải thì mỗi bên trong sự tranh chấp này sẽ có quyền được yêu cầu Tòa án giải quyết.

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

- Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp này được quy định tại Điều 202 Bộ luật Lao động năm 2012 như sau: Thời hiệu để yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện việc hòa giải sự tranh chấp là 6 tháng, kể từ ngày mà phát hiện ra hành vi mà từ đó mỗi bên sẽ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của bên mình bị xâm phạm; Thời hiệu để yêu cầu hòa Tòa án thực hiện việc hòa giải sự tranh chấp là 1 năm, kể từ ngày mà phát hiện ra hành vi mà từ đó mỗi bên sẽ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của bên mình bị xâm phạm.

- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, Email: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.99327 sec| 1012.07 kb