Chứng cứ xác định quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con

Bởi Nguyễn Hồng Thúy - 07/01/2020
view 676
comment-forum-solid 0
Theo khoản 4 Điều 28 luật tố tụng dân sự năm 2015, tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Nghĩa vụ chứng minh thuộc về người có yêu cầu khởi kiện.

Thu thập chứng cứ xác định quan hệ pháp luật về giữa cha mẹ và con

Theo khoản 4 Điều 28 luật tố tụng dân sự năm 2015, tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Nghĩa vụ chứng minh thuộc về người có yêu cầu khởi kiện. Nếu là Luật sư của nguyên đơn, Luật sư cần giúp khách hàng thu thập chứng cứ để xác định mối quan hệ giữa người bị kiện và mẹ (cha) của đứa trẻ và chứng cứ chứng minh trực tiếp mối quan hệ giữa người bị kiện và đứa trẻ có mối quan hệ huyết thống.

Chứng cứ chứng minh có thể thông qua các chứng cứ gián tiếp như:

Trong thời gian thụ thai đứa trẻ, người đàn ông bị kiện và mẹ đứa trẻ đã yêu thương nhau, hứa hẹn kêt hôn nhưng sau đó không kêt hôn nữa;

Trong thời gian thụ thai đứa trẻ, người đàn ông bị kiện và mẹ đứa trẻ đã chung sống như vợ chồng, khi đứa trẻ sinh ra, người đàn ông bị kiện đã yêu thương dứa trẻ như con của mình;

Trong thời gian có thể thụ thai đứa tré, mẹ đứa trẻ đã bị người đàn ông bị kiện cưỡng dâm hoặc hiếp dâm;

Các giấy tờ hay thư tù' do người đàn ông bị kiện viết xác nhận đứa trẻ là con cứa họ...

Quan hệ xác định cha, mẹ, con cũng có the được xác định về phương diện xã hội như việc các bên dương sự' cư xư vói nhau như cha - con (mẹ - con) thông qua việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, gây dựng tương lai cho con hoặc thông qua việc cư xử của người con với cha mẹ hoặc thông qua dư luận xã hội.

Tuy nhiên, cho dù có xuất trình các chứng cứ trên thì tính thuyết phục cũng không cao, trừ trường họp người bị kiện thừa nhận. Trong trường hợp việc chứng minh bằng chứng cứ gián tiếp trên không đạt kết quả thì Luật sư có thế thu thập các chứng cứ trực tiếp để chứng minh mối qụan hệ giữa người bị kiện và đứa trẻ. Nếu người bị kiện không thừa nhận về những chứng cứ gián tiếp trên thì Luật sư có thể hướng dan khách hàng đưa ra yêu cầu đề nghị Tòa án giám định gen theo quy định tại Điều 90 BLTTDS.

Điều này cũng phù họp vói hướng dẫn tại điểm b mục 5 Nghị quyết số 02/2000/NỌ-HĐTP ngày 23/12/2000 là: “Khi có nguôi yêu cầu Toà án xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ; do đó về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gien. Ngirời có yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định gen”.

Tuy nhiên, một thực tế đang vướng mắc hiện nay là nếu người bị yêu cầu đi giám định gen (là người bị kiện hoặc người thân thích của họ) không tự giác phối hợp cung cấp “mẫu” đế đi giám định gen thì việc giám định này sẽ không thực hiện được. Trong trường hợp này, rất khó để Luật sư sử dụng chứng cứ trực tiếp là kết quá giám định gen. Lúc này Luật sư cần sử dựng triệt đê các chửng cứ chửng minh gián tiêp như đã phân tích ở phần trên.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.16382 sec| 992.07 kb