Có được điều chuyển người lao động làm công việc khác không?

Bởi Trần Thu Thủy - 03/01/2020
view 634
comment-forum-solid 0
Pháp luật quy định người sử dụng lao động có quyền chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động. Vấn đề này được quy định tại Điều 31 Bộ Luật Lao động năm 2012 và được quy định chi tiết tại Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.

Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 19006198

Điều 31 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định như sau:“1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động; 2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động; 3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”

Thứ nhất, về trường hợp người sử dụng lao động được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

Từ quy định của luật có thể hiểu rằng không phải trong mọi trường hợp người sử dụng lao động đều có thể điều chuyển người lao động làm công việc khác được mà phải rơi vào những trường hợp mà Bộ luật Lao động quy định. Đó là các trường hợp khi có khó khăn đột xuất mà chủ doanh nghiệp không thể lường trước được như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; sự cố điện nước; áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục thiên tai và do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Đối với trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động phải quy định rõ trong nội quy của doanh nghiệp. Việc pháp luật quy định chặt chẽ các trường hợp chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng như vậy nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và nghĩa vụ của người lao động, tránh tình trạng người sử dụng lao động lợi dụng để chuyển công việc một cách bừa bãi.

Thứ hai, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải báo cho người lao động biết trước

            Đây là quyền của người lao động được biết về nội dung công việc cần thực hiện. Do vậy người sử dụng lao động phải báo trước ít nhất là 3 ngày làm việc so với ngày dự kiến sẽ chuyển công việc. Người sử dụng phải bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động để có thể đáp ứng yêu cầu công việc và thời gian chuyển chuyển người lao động

Thứ ba, về thời hạn chuyển người lao động chuyển công việc khác so với hợp đồng lao động

            Pháp luật quy định rằng vấn đề chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động là “quyền tạm thời” của người sử dụng lao động. Nghĩa là nó không phải là quyền tuyệt đối mà có giới hạn. Người sử dụng lao động chỉ có quyền chuyển người lao động làm công việc khác nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động. Hợp đồng lao động được ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động có quy định về nội dung công việc mà người lao động phải làm, do vậy người lao động có quyền và nghĩa vụ đối với công việc mà mình đã ký kết. Nếu được sự đồng ý của người lao động thì chủ doanh nghiệp mới được chuyển người lao động vượt quá 60 ngày.

Để bảo đảm lợi ích của người lao động pháp luật quy định rằng: Người lao động sẽ được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Thời hạn còn lại sẽ được tính theo lương công việc mới nhưng tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Tại thời điểm hiện tại mức lương tối thiểu vùng được quy định như sau:

- Mức 4.180.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I;

-  Mức 3.710.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II;

-  Mức 3.250.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III;

- Mức 2.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Luật gia Hà Văn Dương- Công ty Luật TNHH Everest.

Khuyến nghị Công ty Luật TNHH Everest:

  • Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  • Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  • Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

 

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.34104 sec| 1000.344 kb