Con trai cả có quyền ép bố mẹ lập di chúc?

Bởi Trần Thu Thủy - 07/01/2020
view 487
comment-forum-solid 0

Nội dung bài viết [Ẩn]

Câu hỏi tư vấn:

Anh tôi nói là con trai duy nhất nên tài sản phải thuộc về anh, bố mẹ có muốn cũng không thể chia cho con gái.

Nhà tôi có hai anh em, kinh tế khá giả, bố mẹ đều là cán bộ các cơ quan lớn. Anh trai tôi năm nay 34 tuổi, chưa lập gia đình. Tính anh hơi kỳ quặc, hay mâu thuẫn với bố tôi nên đã dọn ra ngoài ở riêng từ 5 năm trước. Bố tôi cũng coi như từ mặt, không hỏi han gì tới anh.

Mới đây, anh trai không hiểu sao về nhà bắt bố mẹ phải làm di chúc chia cho một phần nhà, đất. Anh nói mình là con trai duy nhất, tôi sau này sẽ phải theo chồng. Bố mẹ tôi giận anh, không đồng ý nhưng ông bà cũng phân vân chưa biết giải quyết ra sao. Bố mẹ tôi có thể di chúc không để lại gì cho con trai mà giao hết cho con gái không?

Luật sư trả lời:

Theo điều 609 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Điều 626 Bộ luật này quy định, người lập di chúc có quyền: chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần di sản cho từng người thừa kế; dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; giao nghĩa vụ cho người thừa kế; chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Với quy định nói trên, việc lập di chúc để định đoạt tài sản của cá nhân sau khi họ qua đời là quyền đương nhiên của cá nhân, các chủ thể khác phải tôn trọng. Nói cách khác, không ai có quyền ép buộc người khác lập di chúc trái với ý chí của họ. Nếu di chúc được lập mà không có sự tự nguyện thì sẽ không hợp pháp.

Đối với người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản thì không được quyền hưởng di sản, trừ trường hợp người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Đối chiếu với các quy định nói trên, cha mẹ bạn hoàn toàn có quyền lập di chúc để lại tài sản cho bạn hoặc bất kỳ ai mà cha, mẹ bạn muốn và truất quyền thừa kế đối với anh trai bạn. Trường hợp này, anh trai bạn sẽ không được hưởng thừa kế đối với những tài sản mà cha, mẹ bạn đã định đoạt trong di chúc.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực dân sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.27965 sec| 988.031 kb