Điều chỉnh pháp luật đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Bởi Trần Thu Thủy - 05/01/2020
view 879
comment-forum-solid 0
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ra đời và phát triển cùng với hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Ngay từ khi có sự xuất hiện của chủ thể này trên thị trường thì vấn đề điều chỉnh pháp luật đối với doanh nghiệp này đã được đặt ra và luôn dành được sự chú tâm đặc biệt từ phía các nhà làm luật. Có thể thấy từ khi được xây dựng cho đến nay, hệ thống các quy định của pháp luật đối với nhà đầu tư nước ngoài cũng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài liên tục có sự thay đổi để phù hợp với yêu cầu thực tiễn và thể hiện rõ thái độ của nhà nước ta đối với chủ thể kinh doanh này.

Trong quá trình phát triển, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã qua 4 lần sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất vào năm 1990, lần thứ hai vào năm 1992 và đên năm 1996 đã được thay thế bằng Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới, và Luật này cũng được sửa đổi bổ sung năm 2000. Sau khi sửa đổi bổ sung nhiều lần, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tạo ra môi trường pháp lý để những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động, góp phần đáng kể vào trong bức tranh tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư, tạo một sân chơi bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư năm 2005 Quốc Hội đã ban hành Luật Đầu tư và có hiệu lực từ 1/7/2006 thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Kể từ thời điểm này, hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư được quy định chung trong một đạo Luật. Luật Đầu tư năm 2005 cũng vừa mới được thay thế bởi Luật Đầu tư năm 2014 ban hành ngày 26/11/2014 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2015. Điểm khác căn bản với Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trước đây là Luật Đầu tư 2005 đến Luật Đầu tư năm 2014 đều chỉ đề cập đến những vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, còn các nội dung liên quan đến cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì chuyển sang Luật Doanh nghiệp điều chỉnh, các mức ưu đãi về thuế chuyển sang quy định tại các văn bản pháp luật về thuế và các nội dung mang tính chất đặc thù thì dẫn chiếu sang pháp luật chuyên ngành điều chỉnh. Đây là cách thức hiệu quả để tạo nên một hệ thống pháp luật đầy đủ, tạo cơ sở vững chắc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển ngày càng mạnh mẽ vê cả sô lượng lân hiệu quả kinh tế.

Nhìn chung những quy định về doanh nghiệp có vốn nước ngoài hiện nay gần như không có sự phân biệt với các doanh nghiệp của nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, do đặc thù của chủ thể, và do yêu cầu của công tác quản lý, nên vẫn có một số quy định riêng được đặt ra với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Xét trên khía cạnh đầu tư, nhà làm luật căn cứ vào tỷ lệ số vốn nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trong doanh nghiệp để áp dụng quy định khác nhau đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư năm 2014, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được coi như là nhà đầu tư nước ngoài và phải áp dụng các quy định đổi với nhà đầu tư nước ngoài về thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, góp vốn, mua cổ phần... khi thuộc một trong các trường hợp sau: Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên hoặc có đa sô thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh; Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ tìr 51% vốn điều lệ trở lên; Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51 % vổn điều lệ trở lên.”

Trong khoản 2 của Điều này cũng nêu rõ nếu không thuộc các quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế;

Như vậy có những trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được coi như nhà đầu tư nước ngoài (khi doanh nghiệp có phần vốn đầu tư nước ngoài chi phối) và có những trường hợp được coi như các nhà đầu tư trong nước khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thấp hơn mức chi phối.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.91605 sec| 1000.297 kb