Gây ra nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường như thế nào?

Bởi Trần Thu Thủy - 16/12/2019
view 499
comment-forum-solid 0
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là loại trách nhiệm đặc biệt bởi  thiệt hại xảy ra không phải do hành vi và do lỗi của con người mà do hoạt động của những sự vật mà hoạt động của chúng luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại. Mặc dù chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ có thể không có lỗi đối với thiệt hại nhưng để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người bị thiệt hại, pháp luật vẫn buộc họ có trách nhiệm bồi thường.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Việc bồi thường xuất phát từ nguyên tắc công bằng, thiệt hại bao nhiêu thì mức bồi thường sẽ là bấy nhiêu. Và việc bồi thường phải kịp thời cho người bị thiệt hại nhằm khắc phục tình trạng về tài sản của người bị thiệt hại, tạo điều kiện cho họ khắc phục tài sản khi bị thiệt hại. Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra bao gồm những chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.

Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. Việc thay đổi mức bồi thường sẽ căn cứ vào yêu cầu của các bên và thực tế cần phải sự thay đổi mức bồi thường và do tòa án xác định. Mức bồi thường có thể tăng hoặc giảm tùy theo việc xác định đó.

Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 19006198

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Có thiệt hại xảy ra, nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại là do sự hoạt động của các phương tiện cơ giới, do vậy những thiệt hại gây ra cho người bị thiệt hại là tài sản, sức khỏe, tính mạng. Hơn nữa, do tính chất nguy hiểm “cao độ” nên nguồn nguy hiểm cao độ có thể gây thiệt hại cho bất kỳ ai, nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ được đặt ra khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho những người khi xảy ra thiệt hại không có quan hệ đến nguồn nguy hiểm đó nhằm để bảo vệ quyền được bồi thường cho những người này.

Thiệt hại do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Đối với phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp thì chỉ được coi là nguồn nguy hiểm cao độ khi “đang hoạt động”. Còn trường hợp thiệt hại xảy ra khi nguồn nguy hiểm cao độ đang ở trạng thái “tĩnh” thì không thể coi là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phát sinh ngay cả khi chủ sở hữu hay người sử dụng nguồn nguy hiểm không có. Dấu hiệu quan trọng nhất để xác định trách nhiệm này là hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ chính là nguyên nhân trực tiếp, là yếu tố quyết định dẫn đến thiệt hại. Hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ có thể hoàn toàn không có lỗi của con người hoặc cũng có thể có một phần lỗi của người quản lý, điều khiển, tuy nhiên lỗi ở đây chỉ đóng vai trò thứ yếu đối với thiệt hại. Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi, do hành vi của người điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ thì không áp dụng trách nhiệm này.

Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể là chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản.

Trách nhiệm của chủ sở hữu. Chủ sở hữu là người thực hiện các quyền năng đối với tài sản, trong đó có quyền khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Theo lẽ công bằng, khi tài sản mang lại lợi ích, chủ sở hữu được hưởng, thì khi tài sản gây ra thiệt hại, chủ sở hữu phải bồi thường là hoàn toàn phù hợp. Nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ xuất phát từ việc chủ sở hữu được hưởng lợi ích mà tài sản mang lại, bất kể trong việc quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, chủ sở hữu có lỗi hay không có lỗi.

Chủ sở hữu có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngay cả khi không trực tiếp chiếm hữu, sử dụng tài sản. Đó là các trường hợp: chủ sở hữu giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng để phục vụ cho lợi ích của chính mình (công ty chịu trách nhiệm bồi thường do xe ô tô mà nhân viên của công ty điều khiển gây ra thiệt hại); chủ sở hữu cho người khác thuê, cho mượn nhưng có thỏa thuận với người về việc chủ sở hữu chịu trách nhiệm bồi thường khi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại; chủ sở hữu có lỗi để cho nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật; Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật) thì phải liên đới cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ. Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ là những người chiếm hữu, sử dụng tài sản của người khác mà không thông qua việc được chuyển giao và không thuộc các trường hợp chiếm hữu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Khi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại, họ phải chịu trách nhiệm bồi thường và cơ sở xác định trách nhiệm của họ luôn xuất phát từ sự vi phạm.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.08198 sec| 1008.344 kb