Giao kết hợp đồng trong thương mại

Bởi Trần Thu Thủy - 03/01/2020
view 454
comment-forum-solid 0

Nguyên tắc giao kết hợp đồng trong thương mại

Không phải sự thoả thuận nào giữa các chủ thể cũng dần tới việc hình thành hợp đồng, cũng như không phải mọi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đối với nhau đều phát sinh từ sự thỏa thuận. Sự thỏa thuận giữa các chú thê được coi là hợp đồng và được pháp luật bảo vệ phải đáp ứng đầy dủ những diều kiện theo quy định của pháp luật, trong đó có điều kiện (tuân thủ các nguyên tắc khi giao kết hợp đồng).

Hợp đồng trong thương mại dược giao kết phải phù hợp với các nguyên tắc được quy định trong hợp đồng dân sự nói chung. Nguyên tắc giao kết hợp đồng được quy định xuất phát từ việc nhằm đảm bảo quyền tự do hợp đồng. Quyền tự do hợp đồng của các tổ chức, cá nhân dược pháp luật bảo vệ, và quyền dó phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật để không xâm hại đến lợi ích chính đáng của các chủ thể có liên quan. Theo quy định của Bộ luật Dàn sự, việc giao kết hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc: tự do giao kết nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội; tự nguyện, bình dẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng u. Việc tuân thủ các nguyên tắc giao kết hợp đồng có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo cho sự thỏa thuận của các bên trong hợp đổng phù hợp với ý chí thực của họ; hợp dồng có thể mang lại lợi ích cho các bên đồng thời không xâm hại đến những lợi ích khác được pháp luật bảo vệ.

Nội dung của hợp đồng trong thương mại

Nội dung của hợp đồng ưong thương mại là các điéu khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. Trên cơ sở vai trò của các điều khoản trong hợp đồng, có thể phân chia nội dung của hợp dồng Ihành các loại: (i) Điểu khoản chủ yếu (diều khoản cd bản) là những điều khoản quan trọng nhất của hợp đổng. Khi giao kết hợp đồng các bên phải thỏa thuận được các điều khoản chủ yếu thì hợp đồng mới được giao kết; (ii) Điều khoản thông thường là những điều khoản đã được pháp luật quy định, nếu các bên không thỏa thuận thi coi như đã mặc nhiên công nhận và phải thực hiện theo quy định của pháp luật; (iii) Điều khoản tùy nghi là những điều khoản do các bên tự lựa chọn và thỏa thuận với nhau miễn là khống trái với các quy định của pháp luật.

Bộ luật Dân sự (2005) và Luật Thương mại (2005) không quy định các bên bắt buộc phải thỏa thuận những nội dung cụ thể nào trong hợp đồng. Tuy nhièn, dối với từng loại hợp đồng cụ thể, pháp luật (các luật chuyên ngành) có thể có quy định về những nội dung bắt buộc phải có (nội dung chủ yếu) của hợp đồng, chẳng hạn như: nội dung chủ yếu của hợp đồng tín dụng được quy dịnh tại Điều 51, Luật Tổ chức tín dụng nãm 1996 (đã đuợc sửa đổi, bổ sung năm 2004); nội dung chủ yếu của hợp đồng kinh doanh bảo hiểm được quy định tại Điều 13, Luật Kinh doanh bảo hiểm nãm 2000; nội dung chủ yếu của hợp đồng trong hoạt động xây dựng được quy định tại Điều 108, Luật Xây dựng năm 2003...

Đối với những hợp đồng mà pháp luật không quy định về nội dung chủ yếu, thì các bên có thổ thỏa thuận nội dung của hợp đồng trên cơ sở những quy định mang tính "khuyến nghị", ''định hướng" của pháp luật '2, thói quen và tập quán thương mại. Xuất phát từ tính chất của quan hệ hợp đổng trong thương mại, có thể thấy những điều khoản quan trọng của hợp đồng trong thương mại bao gồm: đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm thực hiện hợp dồng. Trong thực tiễn, các bên thỏa thuận nội dung hợp đồng càng chi tiết thì càng thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng. Việc pháp luật quy định nội dung của hợp dồng thương mại có ý nghĩa hướng các bên tập trung vào thỏa thuận những nội dung quan trọng của bợp đổng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng, đồng thời hạn chế những tranh chấp có thế xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198,Email: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.64429 sec| 991.82 kb