Hiến thận (hiến bộ phận cơ thể người) có cần sự đồng ý của gia đình?

Bởi Trần Thu Thủy - 07/01/2020
view 834
comment-forum-solid 0

Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người được ghi nhận Bộ luật Dân sự 2015. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, hoàn toàn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người

Quyền hiến môbộ phận cơ thể người được ghi nhận tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.

Điều 5 Luật hiếnlấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiếnlấy xác năm 2006 cũng ghi nhận về Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác:

“Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác”.

Như vậy, em gái anh/chị đáp ứng đầy đủ điều kiện trên thì có thể hiến thận của mình cho bạn mà không cần sự đồng ý của gia đình.

Việc hiến mô, bộ phận cơ thể người là hoàn toàn tự nguyện nên không có chế độ cụ thể bằng tiền; thay vào đó, người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người sẽ có một số quyền lợi theo quy định tại Điều 17 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006. Cụ thể:

1. Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí;

2. Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí;

3. Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế;

4. Được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể chế độ tài chính về khám sức khỏe định kỳ và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người đã hiến bộ phận cơ thể người.

Xem thêm: Bảng phí dịch vụ Luật sư cá nhân - tranh tụng Công ty Luật TNHH Everest

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

    1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
    2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
    3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
2.05312 sec| 1000.492 kb