Hình thức cấu trúc nhà nước, chế độ chính trị?

Bởi Nguyễn Hồng Thúy - 19/12/2019
view 2851
comment-forum-solid 0
Nhà nước là tổ chức quyền lực, chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình. Vậy hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị nhà nước đó như thế nào?

1. Nhà nước là gì?

Nhà nước là tổ chức quyền lực, chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình. Nhà nước là một tổ chức đặc biệt có các dấu hiệu đặc trưng sau: phân bố dân cư theo đơn vị hành chính - lãnh thổ; các bộ máy quyền lực công; có chủ quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ của đất nước mình; có quyền quy định các loại thuế mang tính bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức trong xã hội.

2. Hình thức cấu trúc nhà nước

Hình thức cấu trúc nhà nước là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và tính chất, quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nhà nước với nhau, giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương với các cơ quan nhà nước ở địa phương.

Cấu trúc nhà nước bao gồm: nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang.

Xem thêm: Về Công ty Luật TNHH Everest

Nhà nước đơn nhất

Khái niệm: là nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống cơ quan quyền lực và quản lí thống nhất từ trung ương đến địa phương và có các đơn vị hành chính

Các bộ phận hợp thành nhà nước bao gồm: (1) Các đơn vị hành chính – lãnh thổ ko có chủ quyền riêng, độc lập; (2) Có một Hệ thống các cơ quan nhà nước (cơ quan quyền lực, cq hành chính, cq cưỡng chế) thống nhất từ trung ương đến địa phương; (3) Có 1 hệ thống pháp luật thống nhất trên toàn lãnh thổ. (4) Công dân có 1 quốc tịch (Ví dụ: Việt Nam, Ba Lan, Pháp, Nhật…)

Nhà nước liên bang 

Khái niệm: là nhà nước được thiết lập từ hai hay nhiều nhà nước thành viên với những đặc điểm riêng.

Đặc điểm của nhà nước liên bang: (1) Các nhà nước thành viên có chủ quyền riêng nhưng thống nhất với nhau về mặt quốc phòng, đối ngoại, an ninh.

Nhà nước có chủ quyền chung, đồng thời mỗi nhà nước thành viên cũng có chủ quyền riêng.

Có 2 hệ thống pháp luật: của nhà nước toàn liên bang và cảu nhà nước thành viên.

Có 2 hệ hống cơ quan nhà nước: một của nhà nước liên bang, một của nhà nước thành viên.

Công dân mang 2 quốc tịch (Ví dụ: Mĩ, Meehico, Ấn Độ…)

Ngoài ra, còn nhà nước liên minh

Đây là sự liên kết tạm thời của 1 số quốc gia để thực hiện những mục đích nhất định, sau khi thực hiện xong mục đích, nhà nước liên minh tự giải tán hoặc chuyển thành nhà nước liên bang.

3. Chế độ chính trị

Chế độ chính trị là tất cả những phương pháp và thủ đoạn, cách thức mà nhà nước sử dụng để thực hiện sự quản lí xã hội theo ý chí của nhà nước.

Có nhiều phương pháp và thủ đoạn khác nhau mà nhà nước sử dụng, nhưng tự chung lại có 2 phương pháp: (1) Phương pháp phản dân chủ là phương pháp khi thực hiện đi ngược lại nguyện vọng của đại đa số trong xã hội; (2) Phương pháp dân chủ là phương pháp khi thực hiện phù hợp ý chí, mục đích, nguyện vọng của đại đa số trong xã hội.

Tương ứng có 2 chế độ: chế độ dân chủ (chế độ nhà nước dân chủ chủ nô, chế độ nhà nước dân chủ phong kiến, chế độ nhà nước dân chủ tư sản, chế độ nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa) và chế độ phản dân chủ (chế dộ nhà nước độc tài chuyên chế chủ nô, chế độ…..phong kiến, chế độ nhà nước độc tài phát xít tư sản).

Về mặt chính thể là nhà nước chính thể cộng hòa dân chủ với đặc trưng cơ bản là nhân dân. Có cấu trúc nhà nước đơn nhất và trong chế độ chính trị thì nhà nước luôn sử dụng phương pháp dân chủ để thực hiện quyền lực nhà nước.

Xem thêm:Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest

4. Liên hệ các nhà nước thuộc ASEAN

Trong số 8 nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, có 4 nước theo hình thức chính thể quân chủ lập hiến (Brunay, Cam pu chia, Malaysia và Thái lan), Singapore có hình thức chính thể cộng hòa đại nghị theo mô hình nước Anh.Riêng Mianma theo hiến pháp năm 1947, là chính thể cộng hòa dân chủ đại nghị nhưng từ sau các cuộc đảo chính quân sự (năm 1962-1974 và năm 1988), thể chế chính trị của Mianma đến nay vẫn là chế độ quân sự. Nước Lào từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, sau khi dành đc độc lập đã theo con đường phát triển xã hội chủ nghĩa với hình thức chính thể Cộng hòa dân chủ nhân dân.

Hình thức cấu trúc nhà nước của các nước ASEAN đều là nhà nước đơn nhất.

5. Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

- Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 02466527527, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.86643 sec| 1022.055 kb