Không đăng ký nhãn hiệu có làm sao không?

Bởi Trần Thu Thủy - 19/10/2020
view 410
comment-forum-solid 0

Căn cứ các quy định pháp luật có liên quan, việc đăng ký hay không đăng ký nhãn hiệu hoàn toàn không bắt buộc, đó là sự chọn lựa của doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu. Tuy nhiên, để bảo vệ tốt nhất lợi ích của chủ sở hữu, chế định điều chỉnh việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra đời và được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện. Nhờ đó, doanh nghiệp có cơ sở bảo vệ sản phẩm, dịch vụ của mình trong cuộc chiến thương mại đầy cạnh tranh.

Bài viết thực hiện bởi Luật gia Nguyễn Đức Anh Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thiếu cơ sở pháp lý quan trọng trong giải quyết tranh chấp

Trước mỗi tranh chấp, bạn cần đưa ra những cơ sở, tài liệu thuyết phục chứng minh cho quyền lợi hợp pháp của bạn đối với nhãn hiệu đang tranh chấp. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ là một cơ sở quan trọng trong việc xác định ai là chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu đó. Vậy nên, nếu bạn không đăng ký nhãn hiệu, đối thủ sẽ có ưu thế trong cuộc tranh chấp quyền sở hữu.

Một điều đáng lưu ý chính là nguyên tắc ưu tiên cho đơn vị nộp đơn đầu tiên. Đối với cùng một nhãn hiệu, bạn có thể là người tạo lập ra chúng, nhưng một khi đối thủ bằng thủ đoạn nào đó có được nhãn hiệu đó và đăng ký bảo hộ sớm hơn bạn thì khả năng “trắng tay” trong tranh chấp khá cao. Để tránh cảm giác thấp thỏm không yên, chúng tôi khuyên bạn nên đăng ký nhãn hiệu sớm nhất có thể.

Không có cơ sở chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hoặc nhượng quyền thương mại

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ là giấy tờ bắt buộc trong việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hoặc nhượng quyền thương mại. Chỉ khi doanh nghiệp bạn chứng minh được mình là chủ sở hữu thì mới có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện các hoạt động này.

Không thể độc quyền sử dụng nhãn hiệu

Không đăng ký nhãn hiệu đồng nghĩa với việc không có cơ sở công nhận những quyền lợi độc quyền cho người sử dụng nhãn hiệu về danh tiếng lẫn quyền tài sản. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có khả năng dùng để góp vốn, mua bán hoặc sang nhượng.

Một đơn vị sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có toàn quyền đối với nhãn hiệu đó và bảo vệ nhãn hiệu của mình khỏi bị xâm hại bởi các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp bạn hoàn toàn có quyền hợp pháp ngăn chặn các hành vi sao chép, lợi dụng kinh doanh trái phép, cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu doanh nghiệp.

Đánh mất niềm tin ở người tiêu dùng

Thị trường hàng giả, hàng không có nguồn gốc rõ ràng ngày càng tinh vi khiến người tiêu dùng e dè khi chọn lựa hàng hóa. Khi khách hàng nhìn thấy cung cách làm việc chuyên nghiệp, có cơ sở chứng nhận nhãn hiệu rõ ràng, họ sẽ mạnh dạn sử dụng vì cảm thấy yên tâm.

Ngược lại, đối tác, người tiêu dùng sẽ không đánh giá cao nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ của bạn và cảm thấy bất an khi hợp tác, sử dụng.

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Tranh chấp nhãn hiệu trên thực tế

Năm 2003, ông Vũ và bà Đoan tranh chấp về nhãn hiệu thời trang mang tên Việt Thy. Cụ thể, năm 1995 ông Vũ tạo dựng cơ sở bán quần áo Việt Thy ở 195 Phan Đình Phùng và thuê bà Đoan quản lý kinh doanh cửa hàng. Do hai bên phát sinh mâu thuẫn, 2 năm sau, bà Đoan thôi việc tại 195 Phan Đình Phùng và lập Công ty TNHH Việt Thy tại 262 Phan Đình Phùng.

Tháng 5 năm 1999, bà Đoan đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Việt Thy và được Cục Sở hữu Công nghiệp chấp thuận. Năm 2001, khi đã đủ khả năng tài chính và quản lý, ông Vũ chuyển cửa hàng thành Công ty TNHH Việt Thy đồng thời xin cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu Việt Thy song bị Cục Sở hữu Công nghiệp từ chối với lý do tháng 11 năm 2000, tên Việt Thy đã được cấp cho bà Đoan.

Bà Đoan khẳng định mình là người sáng lập cơ sở Việt Thy ở 195 Phan Đình Phùng và đồng ý cho ông Vũ góp khoảng 29,75% vốn góp. Đồng thời, bà Đoan khẳng định tên Việt Thy được bà tạo ra từ việc ghép tên hai chị gái là Thy và Việt (tên theo giấy khai sinh). Mặt khác, ông Vũ lại một mực cho rằng tên Việt Thy đã gắn với hoạt động kinh doanh của công ty suốt 8 năm liền, do đó ông mới là người sở hữu hợp pháp nhãn hiệu này.

Câu chuyện thực tế trên đã phần nào cảnh tỉnh các doanh nghiệp đang xem nhẹ việc không đăng ký nhãn hiệu. Cuộc chiến thương trường luôn khốc liệt và đầy biến cố, để bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp của mình, chúng tôi khuyên quý vị nên thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.27417 sec| 1008.063 kb