Các kiểu nhà nước và kiểu pháp luật

Bởi Trần Thu Thủy - 06/01/2020
view 2235
comment-forum-solid 0
Kiểu nhà nước là sự phân loại (phân định), xếp loại các nhà nước vào những nhóm nhất định trên cơ sở những tiêu chí nhất định- những điểm tương đồng về đặc trưng chung trong quá trình phát triển.

Các kiểu nhà nước và kiểu pháp luật Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Các kiểu nhà nước

Kiểu nhà nước là sự phân loại (phân định), xếp loại các nhà nước vào những nhóm nhất định trên cơ sở những tiêu chí nhất định - những điểm tương đồng về đặc trưng chung trong quá trình phát triển.

Hiện nay, tồn tại bốn kiểu nhà nước:

  • Kiểu nhà nước chủ nô: chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và nô lệ (đặc điểm quan trọng);
  • Kiểu nhà nước phong kiến: hầu hết các địa chủ phong kiến, áp dụng nguyên tắc tương ứng giữa quyền lực được trao và ruộng đất được cấp.
  • Kiểu nhà nước tư sản: xác định hình thức pháp lý nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Bản chất: nhà nước tư sản vẫn là công cụ trong tay giai cấp tư sản để thực hiện nền chuyên chính tư sản đối với toàn xã hội. 
  • Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa: là nhà nước kiểu mới, có bản chất khác với các kiểu nhà nước của giai cấp bóc lột. Sứ mệnh của nhà nước xã hội chủ nghĩa, tất cả vì sự bình đẳng, công bằng và sự pt bền vững của xã hội.

Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, sự thay thế kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà nước khác tiến bộ hơn là một quy luật tất yếu, phù hợp với quy luật thay thế các hình thái kinh tế – xã hội. Cụ thể, nhà nước phong kiến ra đời để thay thế cho nhà nước chủ nô, nhà nước tư sản ra đời để thay thế cho nhà nước phong kiến và nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời để thay thế cho nhà nước tư sản. Nhà nước sau luôn tiến bộ hơn nhà nước trước vì nó được xây dựng trên cơ sở quan hệ sản xuất phù hợp hơn với trình độ của lực lượng sản xuất đã phát triển cao hơn, cơ sở xã hội của nhà nước rộng rãi hơn; xung đột giai cấp trong xã hội đó thường đỡ gay gắt hơn. Tuy nhiên, đối với mỗi nước cụ thể, do điều kiện lịch sử khách quan, có thể bỏ qua một hoặc một số kiểu nhà nước nhất định. Ví dụ: ở Việt Nam không có kiểu nhà nước chủ nô và kiểu nhà nước tư bản chủ nghĩa.

Nguyên nhân sâu xa của sự thay thế kiểu nhà nước là mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong một phương thức sản xuất xã hội. Khi mâu thuẫn này được giải quyết thì phương thức sản xuất mới được thiết lập, cùng với nó có một kiểu kiến trúc thượng tầng mới và tương ứng là một kiểu nhà nước mới.

Tìm hiểu thêm về Tiếp công dân

Các kiểu pháp luật

Tương ứng với 4 kiểu nhà nước cũng có 4 kiểu pháp luật, đặc điểm như sau:

Thứ nhất, đặc trưng của kiểu pháp luật chiếm hữu nô lệ là sự phi nhân tính, coi bộ phận lớn dân cư – những người nô lệ, chỉ là công cụ biết nói của chủ nô, cho phép chủ nô có toàn quyền mua hay bán, sử dụng hay giết bỏ, làm quà tặng hay biếu xén, thế chấp hay thừa kế, được trừng trị bằng những hình phạt tàn khốc đối với những nô lệ bỏ trốn hay có âm mưu chống lại.

Thứ hai, kiểu pháp luật phong kiến phân chia xã hội thành các giai cấp, đẳng cấp với những quyền lợi, nghĩa vụ khác nhau tuỳ theo địa vị xã hội; xác nhận và bảo vệ những đặc quyền, đặc lợi của các tầng lớp phong kiến, quý tộc, duy trì tình trạng nửa nô lệ của những nông nô, tá điền, những nghĩa vụ nặng nề và những hình phạt tàn khốc đối với họ.

Thứ ba, Kiểu pháp luật tư sản giải phóng con người khỏi mọi sự lệ thuộc phong kiến, tuyên bố mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, thừa nhận các quyền tự do kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khẳng định quyền tư hữu là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, củng cố phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong điều kiện của chế độ tư sản, những người lao động phần lớn chỉ có sự bình đẳng và những quyền pháp lý hình thức do không có những điều kiện vật chất cần thiết cho việc thực hiện. Đó chính là tính hình thức và giả tạo của pháp luật tư sản. Pháp luật tư sản là một hệ thống phát triển toàn diện, đáp ứng được yêu cầu về quản lí xã hội của giai cấp tư sản.

Thứ tư, kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí, bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân lao động, các lợi ích chính đáng của mọi giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau trong xã hội. Pháp luật xã hội chủ nghĩa trở thành phương tiện lãnh đạo nhà nước và xã hội của chính đảng của giai cấp công nhân, là công cụ có hiệu quả để quản lí xã hội, chỗ dựa của nhân dân trong việc thực hiện quyền lực của mình, là vũ khí sắc bén để bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Xem thêm các nội dung liên quan tại: Pháp trị

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.24654 sec| 1008.781 kb