Nghĩa vụ chứng minh trong luật tố tụng hình sự

Bởi Nguyễn Hồng Thúy - 03/01/2020
view 774
comment-forum-solid 0
Một trong những nội dung của nguyên tắc xác định sự thật của vụ án là xác định chủ thể có nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng hình sự.  Để làm rõ nội dung này cần đi từ lịch sử của vấn đề. Nghĩa vụ chứng minh nội dung còn gọi là nghĩa vụ thuyết phục, nghĩa vụ khẳng định, nghĩa vụ nội dung, nghĩa vụ theo luật, nghĩa vụ khách quan…. là nghĩa vụ được ấn định cho nguyên đơn, công tố và không thể chuyển cho bên kia. Chủ thể có nghĩa vụ chứng minh sẽ thua kiện nếu anh ta không thực hiện được việc chứng minh của mình

Nghĩa vụ chứng minh trong luật tố tụng hình sự

Để chứng minh, ngoài việc phải xuất trình các chứng cứ, thì còn phải đưa ra lập luận viện dẫn các cơ sở thực tiễn, logic và pháp lý cho các yêu cầu đó. Người ta gọi nghĩa vụ chứng minh là “nghĩa vụ thuyết phục các quan tòa”. Người đi kiện phải chứng minh cho giả thuyết của mình đã đưa ra là có cơ sở và hoàn toàn không lạm dụng việc khởi kiện (tức là khởi kiện không có căn cứ).

Trong các vụ án hình sự, nghĩa vụ chứng minh được đặt lên vai cơ quan công tố, cơ quan này phải làm sáng tỏ trước khi quan tòa ra phán quyết, rằng bị cáo đã thực hiện một tội phạm và tính chất nguy hiểm cũng như hậu quả hành vi của anh ta tương xứng với những hình phạt nhất định. Nghĩa vụ chứng minh của bên buộc tội còn được giải thích từ mối quan hệ giữa nhà nước và công dân. Theo đó, Nhà nước với tư cách là một tổ chức quyền lực công cộng, tồn tại bằng tiền thuế của người dân và các nguồn lực xã hội chung phải có nghĩa vụ bảo vệ xã hội trước sự xâm phạm của tội phạm.

Luật sư tư vấn pháp luật công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900.6198

Xuất phát từ chức năng của tố tụng hình sự bao gồm chức năng buộc tội, gỡ tội (bào chữa) và xét xử, có ý kiến cho rằng trong tố tụng hình sự, toà án luôn phải là bên thứ ba vô tư để phán quyết, do đó, toà án phải được thoát ra khỏi vai trò theo đuổi mục đích đi tìm sự thật khách quan của vụ án, để rồi từ đó đóng luôn cả vai trò của phía buộc tội. Việc toà án có thể trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo những quy định như tại điều 179 luật tố tụng hình sự năm 2015 đã chỉ ra biểu hiện của việc vi phạm nguyên tắc quan trọng của tố tụng tranh tụng là:

Một chủ thể tố tụng chỉ thực hiện một chức năng tố tụng.

Toà án trong tố tụng tranh tụng chỉ xét xử trong phạm vi và mức độ buộc tội theo nguyên lý sẽ không có xét xử nếu không có bên nguyên.

Trong mô hình tố tụng thẩm vấn, người ta cho rằng, mục đích của tố tụng hình sự là xác định sự thật khách quan và lấy việc phát hiện tội phạm làm nhiệm vụ quan trọng nhất. Chính vì vậy, hệ thống tố tụng hình sự đề cao vai trò của Nhà nước trong tố tụng hình sự nói chung và trong quá trình tìm kiếm sự thật của vụ án nói riêng. Nói cách khác, toàn bộ thiết chế của tố tụng hình sự bao gồm cả toà án được huy động để thực hiện nhiệm vụ này. Toà án có nhiệm vụ xác định sự thật

Trong mô hình tố tụng tranh tụng, mục đích cũng là tìm kiếm sự thật đó là sự thật pháp lý chứ không phải sự thật khách quan. Chính vì vậy, tố tụng tranh tụng ưu tiên bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự, coi tố tụng hình sự là sự giải quyết tranh chấp giữa công quyền và phía bên kia là người bị tình nghi, luật nội dung- luật hình sự không được quan tâm bằng luật hình thức- luật tố tụng. Tố tụng tranh tụng coi trọng sự bình đẳng của các bên buộc tội và gỡ tội, đồng thời toà án là bên thứ ba để phán quyết chứ không có nghĩa vụ phải chứng minh.

Bên cạnh đó, nếu tố tụng thẩm vấn xác định điểm dừng của tố tụng là khi tìm được sự thật khách quan thì tố tụng tranh tụng nhiều khi chấp nhận điểm dừng của tố tụng chính là sự thoả mãn nhu cầu của các bên buộc tội và gỡ tội. Việc toà án có là chủ thể có nghĩa vụ xác định sự thật khách quan hay không phụ thuộc vào mục đích và mô hình tố tụng cụ thể.

Để giải quyết vấn đề nghĩa vụ chứng minh của người bào chữa cần xuất phát từ chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự. Chức năng bào chữa là phương diện hoạt động trong tố tụng hình sự, trong đó chủ thể thực hiện các quyền bào chữa của mình. Quyền bào chữa là tập hợp các quyền tố tụng, nhờ đó mà họ có thể đưa ra chứng cứ bảo vệ, phản bác lại kết luận buộc tội, đưa chứng cứ gỡ tội hoặc làm giảm bớt trách nhiệm hình sự bào chữa có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của bị can, bị cáo hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho họ.

Hơn nữa, nếu xét quan hệ trong tố tụng hình sự, người bào chữa thuộc bên gỡ tội và đúng nguyên lý trách nhiệm chứng minh thuộc bên buộc tội như đã nói ở trên thì việc yêu cầu người bào chữa bắt buộc phải có nghĩa vụ chứng minh là không phù hợp. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng trong tố tụng hình sự, người bào chữa không phải là chủ thể có nghĩa vụ xác định sự thật của vụ án.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.83302 sec| 1000.258 kb