Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc - Quy định và vướng mắc thực tiễn

Bởi Trần Thu Thủy - 04/06/2021
view 1169
comment-forum-solid 0

Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định các trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, những người này vẫn được quyền hưởng di sản do người chết để lại. Theo đó, những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.

Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc - Luật gia Trần Thu Hoài 

1- Quy định về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.

Như vậy, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân người để lại tài sản đối với phần tài sản thuộc sở hữu của mình. Người lập di chúc có toàn quyền để chỉ định người thừa kế và phân định tài sản của mình mà không cần sự đồng ý của bất kỳ ai. Người thừa kế theo di chúc có thể là bất kỳ ai, không phụ thuộc vào mối quan hệ huyết thống, cấp dưỡng, quan hệ vợ chồng....

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích của một số người có quan hệ với người lập di chúc, Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:

"1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động".

Như vậy, pháp luật quy định những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest 

2- Con thành niên mà không có khả năng lao động là ai?

Về trường hợp con thành niên mà không có khả năng lao động có nhiều cách hiểu khác nhau, cụ thể như sau:

Hiện nay, không có văn bản pháp luật nào quy định về như thế nào là con thành niên mà không có khả năng lao động. Tuy nhiên một số văn bản của các lĩnh vực liên quan quy định về vấn đề này như sau:

  • Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

Điều 50 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: "Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 47 của Luật này, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở".

Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: "Các trường hợp trợ cấp tuất hằng tháng gồm: “… con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; … Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên".

  • Nghị quyết số 03/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006

Tại mục 1.4 Nghị quyết số 03/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hướng dẫn như sau:

“1.4. Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.”

Như vậy, từ các quy định trên có thể hiểu rằng: Con thành niên mà không có khả năng lao động là con thành niên (đủ 18 tuổi trở lên) suy giảm khả năng lao động (tổn thương cơ thể từ) từ 81% trở lên do thương tích, do bệnh, tật, do bệnh nghề nghiệp, do già yếu. Tuy nhiên để xác định mất khả năng lao động, cần phải có kết luận giám định của Hội đồng giám định Y khoa hoặc Hội đồng giám định Pháp y tâm thần.

3- Trường hợp không được nhận di sản thừa kế

Người từ chối nhận di sản được quyền từ chối nhận di sản nếu như việc từ chối đó không phải để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với người khác.

Người không được nhận di sản thừa kế bao gồm:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

4- Vướng mắc pháp luật về người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc

Trong quá trình áp dụng quy định pháp luật về người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc, người dân gặp những khó khăn như sau:

Thứ nhất, xác định về con thành niên mất khả năng lao động

Như đã phân tích ở trên, hiện nay không có quy định pháp luật dân sự nào về khái niệm con thành niên không có khả năng lao động. Do vậy phụ thuộc vào cách hiểu của từng Tòa án, từng thẩm phán sẽ xem xét khác nhau.

Thứ hai, các giấy tờ xác định về người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc đã chết

Theo quy định pháp luật, những người thừa kế của người để lại di chúc sẽ tiến hành các thủ tục mở thừa kế khi người để lại di chúc qua đời tại tổ chức công chứng.

Theo đó, mặc dù người lập di chúc đã thể hiện ý chí của mình đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, tuy nhiên, Công chứng viên phải xem xét xem có trường hợp nào thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Theo đó, cha đẻ, mẹ đẻ, con chưa thành niên, vợ, chồng là những người đương nhiên được hưởng thừa kế mà không bị phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Do vậy, nếu những đối tượng trên vẫn còn sống vào thời điểm mở thừa kế thì sẽ bắt buộc phải chia cho những người này. 

Đối với trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, con chưa thành niên, vợ, chồng đã chết sẽ phải xuất trình giấy tờ chứng minh về việc đã chết, cụ thể ở đấy là giấy khai tử hoặc trích lục khai tử. Tuy nhiên, người dân gặp khó khăn do đối với trường hợp là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ chồng của người để lại di chúc đã chết từ rất lâu, việc trích lục khai tử là rất khó. Bởi lẽ, thời kỳ trước việc quản lý hộ tịch của lỏng lẻo, nhiều người đã mất không tiến hành khai tử dẫn đến không có giấy khai tử hoặc hồ sơ hộ tịch qua các thời kỳ thất lạc, mất, hư hỏng.

Điều này gây khó khăn và cản trở rất lớn cho những người thừa kế hợp pháp và trên thực tế, không ít trường hợp, không thể thực hiện được. Hiện nay, có thể thực hiện việc trích lục khai tử như sau:

  • Xin trích lục khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp xã;
  • Xin xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc đã qua đời.
  • Đề nghị Công chứng viên điều tra, xác minh về việc cha đẻ, mẹ đẻ của người đó đã chết thật hay chưa. Ví dụ như: Căn cứ năm sinh của người lập di chúc để suy đoán về việc cha đẻ, mẹ đẻ của họ còn sống hay đã chết; Thu thập ý kiến hàng xóm xung quanh; Thậm chí, có trường hợp, Công chứng viên còn bí mật đến tận nhà người để lại di chúc chỉ để quan sát ảnh thờ cúng của cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc.

Xem thêm:

5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc - Quy định và vướng mắc thực tiễn được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc - Quy định và vướng mắc thực tiễn có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư  vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.49967 sec| 1065.563 kb