Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp ở nông thôn

Bởi Trần Thu Thủy - 31/03/2020
view 1756
comment-forum-solid 0

Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Ủy ban nhân dân các cấp ở chính quyền địa phương bao gồm: Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân xã.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Ủy ban nhân dân các cấp là gì?

Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, có vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy chính quyền địa phương. Ủy ban nhân dân do cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp lập ra vì vậy chúng được xác định là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực trong phạm vi địa giới hành chính nhất định. Chúng ta có thể nhận biết Ủy ban nhân dân các cấp qua các dấu hiệu sau:

(i) Là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

(ii) Là bộ phận quan trọng của nền hành chính quốc gia.

(iii) Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ theo quy định của pháp luật, có phạm vi hoạt động theo cấp địa giới hành chính nhất định.

(iv) Có chức năng quản lý hành chính nhà nước ở địa phương, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước khác để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền địa phương.

(v) Có quyền ban hành các quyết định hành chính và thực hiện các hành vi hành chính để thực thi quyền hành pháp ở địa phương.

Ủy ban nhân dân tỉnh

Là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở địa phương thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước theo lãnh thổ địa giới hành chính tính đối với mọi ngành, mọi lĩnh vực thuộc địa phương mình, bảo đảm việc thi hành văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên và của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, giám sát việc thi hành pháp luật cùa các đơn vị cơ sở của các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương đóng tại địa phương trong phạm vi những vấn đề thuộc quyền quản lý lãnh thổ.

Theo quy định tại Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

(i) Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định các nội dung tại các điểm a, b và c khoản 1, các điểm d, đ và e khoản 2, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 19 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh;

(ii) Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;

(iii) Tổ chức thực hiện ngân sách tỉnh, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi; thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác; thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong phạm vi được phân quyền;

(iv) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

(v) Thực hiện các biện pháp xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc trên địa bàn tỉnh; tổ chức giáo dục quốc phòng, an ninh và công tác quân sự địa phương; xây dựng và hoạt động tác chiến của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ; xây dựng lực lượng dự bị động viên và huy động lực lượng bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa phương;

(vi) Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật;

(vii) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước ở trung ương phân cấp, ủy quyền;

(viii) Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp dưới, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Ủy ban nhân dân huyện

Là cấp hành chính trung gian nên Ủy ban nhân dân cấp huyện giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển tải các đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước xuống các cơ quan hành chính nhà nước cấp cơ sở.

Ủy ban nhân dân huyện có chức năng quản lý hành chính nhà nước thống nhất trên mọi lĩnh vực trong phạm vi lãnh thổ huyện nhằm triển khai thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và của hội đồng nhân dân huyện.

Theo quy định tại Điều 28 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Ủy ban nhân dân huyện có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

(i) Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định các nội dung quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện;

(ii) Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện;

(iii) Tổ chức thực hiện ngân sách huyện; thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng điểm dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên nhiên khác; bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;

(iv) Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật;

(v) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền;

(vi) Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Ủy ban nhân dân xã

Theo quy định tại Điều 35 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

(i) Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã;

(ii) Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương;

(iii) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.61918 sec| 1032.359 kb