Pháp luật cấm kết hôn trong phạm vi ba đời

Bởi Nguyễn Thị Ngân - 26/07/2020
view 575
comment-forum-solid 0

Người có họ trong phạm vi 3 đời bị cấm kết hôn là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai.

Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Thị Ngân - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Pháp luật cấm kết hôn trong phạm vi ba đời

Theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nêu rõ: "Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba".

Như vậy, những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. Những người có họ trong phạm vi 3 đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Theo điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nghiêm cấm hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng trong những trường hợp sau: (i) Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; (ii) Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; (iii) Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; (iv) Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Ngoài ra, theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, các điều kiện kết hôn là: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; không bị mất năng lực hành vi dân sự; việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy của Luật này, chẳng hạn như: (i) Kết hôn giả tạo, (ii) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn; (iii) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; (iv) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Như vậy pháp luật cấm kết hôn trong phạm vi ba đời. Việc đưa ra quy định này xuất phát từ các lý do sau:

Thứ nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của đứa trẻ: Theo các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia trong lĩnh vực y học thì những đứa trẻ được sinh ra do bố mẹ cận huyết thống thường mắc các bệnh như bệnh tan máu bẩm sinh, bạch tạng, mù màu, đần độn,….

Thứ hai, ảnh hưởng đến chất lượng dân số: Khi những đứa trẻ được sinh ra không đảm bảo sức khỏe sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi, nhất là ở vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế chưa phát triển thì chất lượng sống sẽ càng thấp.

Thứ ba, tạo áp lực cho ngành y: Khi số lượng trẻ dị tật sinh ra càng nhiều thì nhu cầu sử dụng dịch vụ bệnh viện, tiện ích y tế càng cao. Như vậy có thể dẫn đến tình trạng quá tải hệ thống y tế.

Kết hôn trong phạm vi ba đời bị xử phạt như thế nào?

Theo điểm a khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, theo đó: "2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn; d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình; đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân".

Như vậy, những người có họ trong phạm vi ba đời kết hôn sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Mức phạt này tăng mạnh so với mức phạt tại Nghị định số 67/2015/NĐ-CP trước đây (từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng).

Vì kết hon trong phạm vi ba đời là hành vi bị cấm nên trường hợp này không đủ điều kiện kết hôn vì thế nếu như hai bên gia đình có ngăn cản thì đây không phải là hành vi cản trở kết hôn và sẽ không bị xử phạt.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Nguyễn Thị Ngân

Nguyễn Thị Ngân

https://everest.org.vn/chuyen-vien-nguyen-thi-ngan Chuyên viên Nguyễn Thị Ngân có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai, thừa kế,... và đã tham gia thực hiện các vụ án nổi bật như: Kinh doanh thương mại, Hình sự.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.20754 sec| 1028.148 kb