Pháp luật tố tụng hình sự quy định gì về giới hạn chứng minh?

Bởi Nguyễn Hồng Thúy - 03/01/2020
view 532
comment-forum-solid 0
Xác định sự thật của vụ án phải có điểm dừng. Đây chính là giới hạn của quá trình xác định sự thật của vụ án. Việc xác định giới hạn này luôn được đặt ra trong quá trình chứng minh nhằm xác định sự thật của vụ án và được cụ thể hoá trong luật tố tụng hình sự bằng giới hạn chứng minh.

Giới hạn chứng minh trong luật tố tụng hình sự

Một là, nếu xác định giới hạn chứng minh quá rộng thì hoặc là lãng phí thời gian và nguồn lực, không tập trung làm rõ được những vấn đề bản chất của vụ án hoặc rơi vào tình trạng “bất khả tri”, kết luận mơ hồ không biết thế nào là đủ làm cho quá trình giải quyết vụ án không có điểm kết thúc.

Hai là, nếu xác định giới hạn chứng minh quá hẹp thì dẫn đến bỏ sót các tình tiết có ý nghĩa pháp lý hình sự và tố tụng hình sự, thu thập không đầy đủ tài liệu chứng cứ dẫn đến kết luận, bản án không đủ sức thuyết phục từ đó không những bỏ lọt tội phạm mà còn làm oan người vô tội.

Nhận thức của con người là một quá trình. Từ chưa biết đến biết, từ biết chưa đầy đủ đến biết đầy đủ, từ biết bộ phận đến biết toàn thể. Tương ứng với nó là cấp độ nhận thức. Trên cơ sở đó khẳng định đầu tiên làĐiểm dừng của con đường đi tìm sự thật khách quan ấy chính là giới hạn chứng minh. Về giới hạn chứng minh trong khoa học Luật tố tụng hình sự còn nhiều quan điểm khác nhau

Luật sư tư vấn pháp luật công ty Luật TNHH Everest– Tổng đài tư vấn (24/7): 1900.6198

Quan điểm thứ nhất, đồng nhất giới hạn chứng minh với đối tượng chứng minh. Theo đó, giới hạn chứng minh là giới hạn các vấn đề cần chứng minh bao gồm các nhóm nội dung cần chứng minh (đối tượng chứng minh).

Quan điểm thứ haixác định giới hạn chứng minh là giới hạn nội dung chứng minh thuộc vấn đề cần chứng minh. Đó là số tài liệu, chứng cứ cần và đủ để chứng minh cho các tình tiết đó.

Khái niệm đối tượng chứng minh gần với khái niệm sự thật của vụ án là tổng hợp những sự kiện và tình tiết của vụ án phải được xác định bằng chứng cứ để giải quyết vụ án đúng đắnđối tượng chứng minh chỉ ra yêu cầu đối với xác định sự thật của vụ án là chứng minh cái gì, thì giới hạn chứng minh xác định chứng minh đến đâu thì được coi là đủ.

Giới hạn chứng minh dừng ở việc cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định được đầy đủ các tài liệu, chứng cứ cần thiết chứng minh cho những đối tượng cần phải chứng minh trong vụ án hình sự.

Theo nguyên lý này, kết luận buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng phải đảm bảo không còn nghi ngờ hợp lý. Ngược lại, nếu kết luận đó vẫn còn nghi ngờ hợp lý thì quá trình chứng minh chưa đủ để kết tội. Nghi ngờ hợp lý đó chính là sự chưa đầy đủ về chứng cứ để buộc tội hoặc chưa rõ ràng về pháp luật. Nếu còn tồn tại các nghi ngờ hợp lý này, quá trình xác định sự thật của vụ án chưa thành công. Mặt khác, nếu đã tìm đủ mọi biện pháp trong giới hạn luật định mà không triệt tiêu được những nghi ngờ hợp lý trên thì một người luôn vô tội và quá trình xác định sự thật của vụ án cũng kết thúc. Sự thật ở đây là một người không thực hiện tội phạm.

Về vấn đề giới hạn chứng minh sự thật của vụ án, pháp luật tố tụng hình sự một số nước đã khẳng định kết luận có tội phải dựa trên bằng chứng cứ rõ ràng và thuyết phục

Theo luật tố tụng hình sự của Canada, người bị buộc tội được coi là vô tội cho đến khi bị chứng minh có tội tại toà án luật định. Nhà nước phải chứng minh mỗi yếu tố cấu thành tội phạm của bị cáo bị buộc tội với “nghi ngờ có căn cứ”. Tiêu chuẩn để xác định “nghi ngờ có căn cứ” được Toà án tối cao Canada giải thích như sau:

Một nghi ngờ có căn cứ không phải là nghi ngờ dựa trên lẽ phải và khả năng khám phá thông thường;

Một nghi ngờ có căn cứ không phải là nghi ngờ dựa trên sự đồng cảm hay định kiến;

Nghi ngờ này không đòi hỏi phải chứng minh cho một điều chắc chắn, tuyệt đối;

Nghi ngờ này phải là nghi ngờ được kết nối một cách hợp lý đối với chứng cứ hoặc không chứng cứ;

Nghi ngờ này không phải là bằng chứng chắc chắn nhất cũng không phải là một nghi ngờ tưởng tượng;

Nghi ngờ có căn cứ được đòi hỏi hơn là chứng minh rằng bị cáo có tội – một thẩm phán chỉ kết luận rằng bị cáo có thể là có tội thì phải tuyên vô tội;

Chứng minh được khi không có sự nghi ngờ có căn cứ về điều gì đó gần với sự chắc chắn tuyệt đối hơn là gần với khả năng có tội

Giới hạn chứng minh cũng chính là cơ sở để xác định các giai đoạn tố tụng hình sự cần thiết trong giải quyết vụ án hình sự. Tùy vào khả năng và điều kiện thực tiễn mà mỗi quốc gia sẽ quy định những vấn đề cần chứng minh và con đường xác định sự thật khách quan để đạt đến chân lý khách quan trong tố tụng hình sự.  

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.39164 sec| 1000.711 kb