Quy định của pháp luật về hình thức kinh doanh đa cấp mới nhất 2017

Bởi Trần Thu Thủy - 08/01/2020
view 494
comment-forum-solid 0
Theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hình sự 2015 ngày 20 tháng 6 năm 2017 có quy định mới về “Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp’ cụ thể như sau:

Theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hình sự 2015 ngày 20 tháng 6 năm 2017 có quy địnhmới vềTội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấpcụ thể như sau:

“51. Bổ sung Điều 217a như sau:

Điều 217a. Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp

1.Người nào tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc không đúng với nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 174(Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản)và Điều 290(Tội sử dụng mạng máy tínhmạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản)của Bộ luật này, thì b phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm:

  1. a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  2. b) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  3. c) Gây thiệt hại cho người khác từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đén 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;

  1. a) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
  2. b) Gây thiệt hại cho người khác 1.500.000.000 đồng trở lên;
  3. c) Quy mô mạng lưới người tham gia 100 người trở lên.
  4. Ngườiphạm tộicòn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.””

Ngoài ra tại bộ luật hình sự 2015 cũng có quy định về hoạt động này như sau:

“Điều 292. Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông

  1. Người nào cung cấp một trong các dịch vụ sau đây trên mạng máy tính, mạng viễn thông không có giấy phép hoặc không đúng nội dung được cấp phép,thu lợibất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc có doanh thu từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm:
  2. a) Kinh doanh vàng trên tài khoản;
  3. b) Sàn giao dịch thương mại điện tử;
  4. c) Kinh doanh đa cấp;
  5. d) Trung gian thanh toán;

đ) Trò chơi điện tử trên mạng;

  1. e) Các loại dịch vụ khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định của pháp luật.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
  3. a) Có tổ chức;
  4. b) Phạm tội 02 lần trở lên;
  5. c) Có tính chất chuyên nghiệp;
  6. d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc có doanh thu từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

  1. Phạm tội trong trường hợp thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên hoặc có doanh thu 5.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
  2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điều 290. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

  1. Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  2. a) Sử dụng thông tin về tài khoản,thẻngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
  3. b) Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
  4. c) Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;

d, Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;

đ) Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  2. a) Có tổ chức;
  3. b) Phạm tội 02 lần trở lên;
  4. c) Có tính chất chuyên nghiệp;
  5. d) Số lượng thẻ giả từ 50 thẻ đến dưới 200 thẻ;

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

  1. e) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
  2. g) Tái phạm nguy hiểm.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
  4. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  5. b) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  6. c) Số lượng thẻ giả từ 200 thẻ đến dưới 500 thẻ.
  7. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
  8. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  9. b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;
  10. c) Số lượng thẻ giả 500 thẻ trở lên.
  11. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Có thể thấy đây là một điểm mới và kịp thời về hoạt động bán hàng đa cấp qua đó góp phần răn đe loại hình kinh doanh này, tuy nhiên với mức phạt kịch khung của cả 03 tội trên là mức 05 năm ( kem theo mức phạt về tài sản khá lớn) liệu đã đủ tính răn đe? Trong khi thiệt hại do hành vi biến tứng mà loại hình kinh doanh này để lại lại không hề nhỏ!

Bên cạnh đó cũng theo luật hinh sự sửa đổi:

“11. Sửa đổi, bổ sungĐiều 76như sau:

“Điều 76. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ luật này.”.”

  • Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

    1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
    2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
    3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.82136 sec| 1024.117 kb