Quy định pháp luật về quyền của người quản lý, sử dụng đất là di sản thừa kế

Bởi Trần Thu Thủy - 13/01/2020
view 450
comment-forum-solid 0
Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Hỏi: Gia đình em có 05 sào đất ở lâu năm do ông bà nội em để lại cho bố em ko có di chúc. Ông bà em sinh được 04 người con, 03 cô con gái và bố em.Ông bà em đã mất được hơn 15 năm, đến bây giờ các cô về xin chia đất để bán. gia đình em đã họp và thống nhất không chia vì mục đích giữ lại đất của ông bà tổ tiên. các cô nhà em đã có đơn kiện. Theo anh chị thì gia đình nhà em không chia và muốn giữ lại xây nhà thờ.Đề nghị Luật sư tư vấn,như thế nào là đúng? Không chia có đúng luật không? (Thị Mai - Hưng Yên)

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Trước hết về vấn đề thời hiệu khởi kiện chia di sản thửa kế.Điều 645 Bộ luật dấn sự năm 2005 quy định về Thời hiệu khởi kiện về thừa kế:“Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế…”.Theo thông tin bạn cung cấp, thì ông bà bạn đã mất được hơn 15 năm. Bởi vậy thời hiệu để khởi kiện chia di sản thừa kế đã hết, các cô của bạn không có quyền để khởi kiện chia di sản thừa kế.

Tuy vậy, theo hướng dẫn tại mục 2.4 Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 thì:“Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết…”

Như vậy, do ông bà bạn mất không để lại di chúc, nên diện tích 05 sào đất ở mà bố mẹ bạn đang sử dụng có đủ các điều kiện để trở thành tài sản chung của những người đồng thừa kế, thì 03 người con gái sẽ có quyền khởi kiện để chia tài sản chung.Song, 05 sào đất ở ông bà bạn để lại chỉ trở thành tài sản chung nếu sau thời điểm ông bà bạn mất, bố bạn và 03 người con gái đều có sự thống nhất, thừa nhận đây là di sản thừa kế chung và sự đồng thuận này phải được lập thành văn bản.Nếu trong khoảng thời gian này, bố bạn và 03 người con gái còn lại không có bất cứ sự thỏa thuận nào về phần đất mà ông bà bạn để lại. Thì người quản lý, sử dụng diện tích đất đó (bố bạn) từ thời điểm ông bà bạn mất đến nay sẽ là người là người có quyền với phần đất đó.Khi di sản thừa kế không trở thành tài sản chung của những người đồng thừa kế thì 03 người con gái sẽ không có quyền khởi kiện chia di sản thừa kế (vì thời hiệu ở đây đã hết). Bởi vậy, gia đình bạn có quyền không phân chia diện tích đất này cho những người con gái còn lại.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.64698 sec| 989.07 kb