Quy định về thành lập câu lạc bộ ở Việt Nam

Bởi Trần Thu Thủy - 25/07/2020
view 503
comment-forum-solid 0

Ở Việt Nam hiện nay, việc tham gia các câu lạc bộ trở nên phổ biến và là một trong những nhu cầu thiết yếu của người dân từ những bạn nhỏ,học sinh, sinh viên đến những người cao tuổi. Do vậy việc các câu lạc bộ cũng phát triển rất đa dạng và phong phú, để đáp ứng nhu cầu của nhiều người dân hiện nay về thành lập, tổ chức và hoạt động của câu lạc bộ, pháp luật Việt Nam đã ban hành những quy định về việc tổ chức, hoạt động và quản lí hội nói chung và việc tổ chức, hoạt động câu lạc bộ nói riêng. Bài viết sau đây của Công ty Luật TNHH Everest gửi đến bạn đọc những quy định về thành lập câu lạc bộ ở Việt Nam.

Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

I. Cơ sở pháp lý:

Nghị định số 45/2010/NĐ-CP Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 04 năm 2012 sửa đổi bổ sung Nghị định số 45/2010/NĐ-CP về thành lập hội

1. Một số quy định của pháp luật về câu lạc bộ

Trước nay, câu lạc bộ đã tồn tại và hoạt động từ rất lâu, câu lạc bộ hay tổng hội, liên đoàn…hay còn được gọi là hội. Hội là tập hợp tổ chức do cá nhân hoặc tổ chức thành lập nên vì mục đích chính đáng có cùng những sở thích, mục tiêu, quan điểm, sau đó cùng sinh hoạt, trau dồi, hỗ trợ lẫn nhau, giúp đỡ bảo vệ quyền lợi các hộ viên.

Căn cứ theo quy định của pháp luật Việt Nam tại khoản 1 và 2 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội ngày 21/4/2010 của Chính phủ đưa ra khái niệm như sau: Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Bên cạnh đó thì Hội có các tên gọi khác nhau: hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật. Vậy câu lạc bộ cũng là một loại hình thức của hội.

Như vậy theo những quy định của pháp luật thì câu lạc bộ trước tiên phải là một tổ chức được thành lập một cách tự nguyện, các hội viên không bị ép buộc khi tham gia. Câu lạc bộ nói riêng và hội nói chung là tập hợp của những hội viên cùng ngành nghề như hội nhà văn, hội sinh viên, hội học sinh…, cùng sở thích như hội khiêu vũ..Mục đích chung của câu lạc bộ là tập hợp đoàn kết các hội viên lại với mục đích thường xuyên tổ chức các hoạt động trước hết là giao lưu kết bạn, hỗ trợ lẫn nhau cùng tiến bộ và phát triển, giúp đỡ và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên và cộng đồng xã hội góp phần không nhỏ trong việc xây dựng mối quan hệ cộng đồng, phát triển xã hội.

2. Quy định về thành lập câu lạc bộ ở Việt Nam

Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Thì việc quy trình thành lập câu lạc bộ  được quy định tại điều 5, 6 nghị định này như sau:

Thứ nhất: Điều kiện thành lập câu lạc bộ

+Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.

+ Có điều lệ.

+ Có trụ sở.

+ Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội: Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội; Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội; Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội; Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội; Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hiệp hội.

Thứ hai: Thành lập ban vận động thành lập câu lạc bộ

Người đứng đầu ban vận động thành lập hội là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khoẻ và có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động.

Số thành viên trong ban vận động thành lập hội được quy định như sau: Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất mười thành viên; Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, có ít nhất năm thành viên; Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã, có ít nhất ba thành viên; Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất năm thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế; đối với hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất ba thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế trong tỉnh.

Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải thành lập ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận.

Thứ ba: Trình tự, thủ tục thành lập câu lạc bộ

Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền, hồ sơ bao gồm:

– Đơn xin phép thành lập hội.

– Dự thảo điều lệ.

– Dự kiến phương hướng hoạt động.

– Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

– Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.

– Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.

– Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ xin phép thành lập hội:

– Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.

– Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.60511 sec| 1016.047 kb