Quyền con người được hiểu như thế nào?

Bởi Trần Thu Thủy - 17/12/2019
view 730
comment-forum-solid 0
Xét về mặt ngôn ngữ học, theo Đại từ điển Tiếng Việt, “nhân quyền” chính là “quyền con người”. Trên thế giới, quyền con người là một phạm trù có nhiều định nghĩa khác nhau; cách định nghĩa phụ thuộc vào sự nhìn nhận của mỗi cá nhân.

Quyền con người được hiểu như thế nào?

Một trong những định nghĩa về nhân quyền được sử dụng phổ biến là của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người (Office of High Commissioner for Human Rights – OHCHR) đưa ra: “quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal quarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements)và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người.”

Ở Việt Nam, định nghĩa quyền con người đã được nhiều chuyên gia đề cập đến. Mặc dù không hoàn toàn giống nhau nhưng đều được nhắc đến với cách hiểu “quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế”.

Luật sư tư vấn pháp luật Công ty luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900.6198

Về nguồn gốc của quyền con người, trên thực tế vẫn luôn tồn tại hai quan điểm đối lập nhau từ trước đến nay.

Quan điểm thứ nhất cho rằng quyền con người là quyền tự nhiên (natural rights), bẩm sinh, mọi cá nhân đều được hưởng quyền đó chỉ bởi vì họ là một con người; quyền con người không bị phụ thuộc vào các yếu tố khác như xã hội, pháp luật, nhà nước, văn hóa,… vì vậy, không một chủ thể nào có quyền tước đoạt đi quyền đó của cá nhân con người.

Ngược lại, quan điểm thứ hai cho rằng quyền con người là quyền pháp lý (legal rights), nó không phải là tự nhiên, không phải là bẩm sinh, mà nó phải được nhà nước xác định thông qua các quy phạm pháp luật hoặc xuất phát từ truyền thống văn hóa nơi con người đó sống. Theo quan điểm này thì quyền con người sẽ bị phụ thuộc vào ý chí của tầng lớp thống trị và các yếu tố khác như văn hóa, phong tục … của các xã hội.

Cho đến nay, để xác định tính đúng sai hoàn toàn cho hai quan điểm kể trên vẫn rất khó để đưa ra kết luận cuối cùng. Về hình thức, hầu hết các văn kiện pháp luật của các quốc gia đều thể hiện quyền con người theo quan điểm vừa là quyền tự nhiên, vừa là quyền pháp lý. Trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 lại tiếp cận từ góc độ quyền tự nhiên, thể hiện qua quy định ở Lời mở đầu: “Xét rằng việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hoà bình thế giới”,  và Điều 1: “Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái” Bên cạnh đó, một số văn kiện chính trị-pháp lý của nhiều quốc gia cũng khẳng định các quyền con người là tự nhiên, như Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1776): “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”; Tuyên ngôn Dân quyền và Quyền con người của Pháp (1789):“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”; Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam (1945): “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” .

Dù quyền con người được hiểu theo quan điểm nào (quan điểm tự nhiên hay quan điểm pháp lý) thì việc thực hiện nó vẫn cần có sự can thiệp của pháp luật. Điều đó là bởi hầu hết những nhu cầu vốn có, tự nhiên của con người không thể được bảo đảm đầy đủ nếu không được ghi nhận bằng pháp luật, mà thông qua đó, nghĩa vụ tôn trọng và thực thi các quyền không phải chỉ tồn tại dưới dạng những quy tắc đạo đức mà trở thành những quy tắc cư xử chung, có hiệu lực bắt buộc và thống nhất với cho tất cả mọi chủ thể trong xã hội. Chính vì vậy, quyền con người gắn liền với các quan hệ pháp luật và là một phạm trù pháp lý. Pháp luật chính là phương tiện để pháp lý hóa giá trị xã hội của các quyền tự nhiên, bởi quyền tự nhiên không hiển nhiên được áp dụng trực tiếp trong xã hội, mà nó phải được chính thức hóa, xã hội hóa thông qua pháp luật. Đồng thời, pháp luật cũng là phương tiện để bảo đảm giá trị thực tế của các quyền con người; là công cụ để cho Nhà nước bảo đảm tính thực thi các quyền con người của các chủ thể khác nhau trong xã hội và là công cụ cho chính cá nhân tự bảo vệ mình thông qua việc vận dụng các quy phạm pháp luật quốc gia và quốc tế có liên quan.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.27263 sec| 995.875 kb