Sự cần thiết của việc đăng ký nhãn hiệu.

Bởi Trần Thu Thủy - 10/02/2020
view 924
comment-forum-solid 0
Một vấn đề mà rất nhiều người quan tâm đến đó là có cần thiết phải đăng ký nhãn hiệu hay không? Nếu không đăng ký nhãn hiệu mà vẫn sử dụng nhãn hiệu thì có vi phạm pháp luật hay không.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, thì việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không bắt buộc. Nhưng trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh là cần thiết, bởi nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ là dấu hiệu phân biệt hàng hóa sản phẩm của bạn với tổ chức, cá nhân hoạt đông kinh doanh khác. Hơn thế, đăng ký nhãn hiệu còn là một biện pháp để bảo vệ uy tín cho danh nghiệp, bảo đảm về chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng.

Không giống như quyền tác giả đối với các loại hình tác phẩm được mặc nhiên bảo hộ quyền tác giả kể từ ngày tác phẩm được hình thành.

Theo quy định yều Luật Sở hữu Trí tuệ, quyền đối với nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng) được xác lập trên cơ sở đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam theo quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ (hoặc quyết định chấp nhận bảo hộ hoặc giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do Cục Sở hữu trí tuệ cấp).

Do đó,  quyền bảo hộ nhãn hiệu chỉ được xác lập và phát sinh quyền khi đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ và được Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận bảo hộ hoặc giấy chứng nhận nhãn hiệu.

Người được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là chủ sở hữu của nhãn hiệu đã đăng ký và được hưởng quyền đối với nhãn hiệu trong phạm vi bảo hộ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu bao gồm: quyền sử dụng, quảng cáo, in ấn nhãn hiệu lên các sản phẩm, nhượng quyền thương mại, nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu, nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu cho cá nhân/tổ chức khác...

Khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu làm căn cứ chứng minh quyền của mình mà không cần chứng cứ nào khác. Nếu nhãn hiệu không đăng ký thì người sử dụng nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng) sẽ không được công nhận là chủ sở hữu nhãn hiệu và không có độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó, bất kể người này là người đầu tiên sử dụng nhãn hiệu. Người đang sử dụng nhãn hiệu nhưng chưa đăng ký tức là chưa xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Việc sử dụng nhãn hiệu mà không đăng ký sẽ dẫn đến khả năng bị mất quyền sử dụng nhãn hiệu đó khi có người khác đăng ký nhãn hiệu đó cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại. Do đó, việc đăng ký nhãn hiệu là vô cùng cần thiết.

Hơn thế, việc đăng ký nhãn hiệu là cần thiết đối với việc để chủ nhãn hiệu xem xét hàng hoá/dịch vụ có gắn nhãn hiệu của mình có bị coi là vi phạm pháp luật Sở hữu trí tuệ hay các quy định pháp luật khác hay không. Cụ thể, thông qua đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp sẽ biết được nhãn hiệu mình đang sử dụng có trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp khác cũng được dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự với mình hay không căn cứ vào kết quả thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ với đánh giá nhãn hiệu không có khả năng phân biệt, doanh nghiệp sẽ không sử dụng nhãn hiệu này nữa (thay thế bằng một nhãn hiệu khác) và do vậy có thể tránh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu đang được bảo hộ của người khác. Bởi trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp nhãn hiệu đã được cá nhân/tổ chức đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ nhưng do không được quảng cáo, sử dụng rộng rãi nên các chủ thể kinh doanh khác không biết đến và lại sử dụng tên nhãn hiệu trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ này làm nhãn hiệu của mình. Kết quả dù đã mất rất nhiều chi phí quảng cáo cho sản phẩm nhưng cuối cùng sản phẩm bị thu hồi, mất thương hiệu.

Như vậy,  có thể thấy việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là vô cùng cần thiết. Trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, lượng hàng hóa cùng với các thương hiệu xuất hiện ngày càng dày đặc, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nhãn hiệu trong quá trình kinh doanh

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Trần Đức Việt – Phòng Sở hữu trí tuệ – Công ty Luật TNHH Everest.


Liên hệ với Công ty Luật TNHH Everest để được tư vấn chi tiết:

Trụ sở: Tầng 04 Tòa nhà Times, 35 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Chi nhánh Hà Nội: Tầng 02, Tòa nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội

Chi nhánh Quảng Ninh: Khu tái định cư xã Đoàn Kết, Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Chi nhánh Hồ Chí Minh: Tầng 04 Khu B, Tòa nhà Indochina Park, Số 04 Nguyễn Đình Chiểu, Q1, HCM

Điện thoại: 024-66 527 527 – Tổng đài tư vấn: 1900 6198 – E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.94864 sec| 992.211 kb