Thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất ruộng

Bởi Nguyễn Hồng Thúy - 23/01/2020
view 507
comment-forum-solid 0

Nội dung bài viết [Ẩn]

Câu hỏi tư vấn

Nhà bố mẹ tôi là A, nhà thưa là C. C muốn mở rộng con đường nhưng không tự lấy đất mình mà cứ muốn nhà tôi nhường đất ra cho C sử dụng.Nhà bố mẹ tôi có 1 mảnh ruộng A (đất trồng lúa) có 1 con đường tiếp giáp với C, con đường (1.2m) được hình thành từ trước năm 1990. Đối với ruộng A thì nhà tôi có đào 1 con mương (chiều dài trên 50m, rộng trên 1m) để dẫn nước cho nhiều hộ gia đình có ruộng khác nằm bên trong vì ruộng nhà tôi là gần sông nhất. Nhà tôi cho mọi người sử dụng hoàn toàn miễn phí mỗi khi dẫn nước vào ruộng hoặc tháo nước ra sông khi bị ngập. Trước nhà C thì trồng cây gai và dâm bụt làm hàng rào, hàng rào cứ ngã ra phía ngoài con đường trông con đường như nhỏ nhưng thực tế vẫn 1.2m như xưa giờ. Con đường đi chung giữa ruộng A và nhà C là đoạn EF và là đoạn tranh chấp. Nhà C thưa nhà A do mở con mương nên bị sạt lỡ yêu cầu A phải bồi lại và bảo con đường EF là 1.5m chứ không 1.2m như hiện tại vì đường ra sông là 1.5m (ý là rộng thì phải rộng như nhau). Sau hơn 4 năm C thưa kiện A với rất nhiều lần nhưng lần nào nhà A cũng thắng. Địa chính vào đo đất thì nhà A dư vài m2 còn nhà C dư gần 2 sào đất (dư rất nhiều lần nếu so với A). Thưa từ xã, đến huyện, đến tỉnh, rồi ra Trung ương, Trung ương yêu cầu tỉnh xử lý, tỉnh xử vẫn là nhà A thắng, tuy nhiên chả hiểu sao cứ mỗi lần nhà của C la lối om xòm bảo nhà A thế này thế kia, nhưng nhà tôi tuyệt không có làm gì cả là mỗi lần hết xã đến huyện lại vận động nhà tôi cho bồi ra cho nhà C làm đường rộng 1.5m. Nhà tôi không chịu với lý do đất nhà họ dư sao họ không lùi hàng rào vào để làm đường mà tại sao nhà tôi phải bồi đất cho họ làm đường?  tuy nhiên nhà C lại yêu cầu đóng cố định tôn xuống ruộng nhà tôi nếu không bị lỡ con đường, nhà tôi bảo nếu lỡ bên C tự bồi và không cho đóng chết tôn vào. Lại bị vận động, nhà tôi cho đóng cọc cây, không cho đóng tôn. Xã xuống đóng thì nhà C ra chửi rủa om xom vì sao không đóng tôn lại đóng cọc cây....v.v... Cả xóm mà nhà C không chơi được với ai vì ai cũng ghét bỏ chỉ vài nhà bị lôi kéo theo như nhà D vì D vẫn được lợi từ con đường, trong khi các nhà còn lại đều ủng hộ nhà tôi. Nhà tôi đâu rảnh để rồi nhà C mỗi lần thưa kiện thua là lại vác đơn đi thì nhà tôi lại đi hầu? Chi phí đi lại xa xôi từ xã đến huyện đến tỉnh, thời gian đó đều phải bỏ công ăn việc làm .v.v... thì nhà tôi phải chịu tất. Và sự việc đang được tiếp diễn chưa biết hồi kết. Giờ nhà C lại đi xin mở đường để bà con đi, trong khi con đường này cũng chỉ phục vụ cho cá nhân nhà C vì chẳng có ai đi con đường đó nữa, kể cả nhà tôi vì người ta đều có đường khác để đi. Nhà tôi chỉ đi khi đến mùa lúa, 1 năm 3 lần hoặc những lần đi thăm non ruộng. Tôi muốn hỏi luật sư như sau:

Nhà C thưa thì nhà tôi sẽ vẫn hầu. Vậy cứ thưa kéo dài 10 năm thì sao? Mỗi lần bỏ công ăn việc làm và chi phí đi lại đó sao nhà tôi cứ phải chịu?

Nhà C la lối om xòm thì được giải quyết liền, nhà tôi hiền quá nên người ta cứ đi vận động để xã, tỉnh được êm đẹp là thế nào?

Luật sư tư vấn

Thứ nhất nếu nhà C yêu cầu giải quyết tranh chấp nhiều lần thì gia đình bạn phải làm như thế nào để chấm dứt việc phải tham gia giải quyết tranh chấp đất nhiều lần?

Khoản 3 và Khoản 4 Điều 202 Luật đất đai năm 2013 quy định:

Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”

Trường hợp nhà C sau khi đã có quyết định hòa giải không thành gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tới Ủy ban nhân dân cấp huyện, sau đó nếu không đồng ý với giải quyết của Ủy ban cấp huyện thì có thể gửi yêu cầu khởi kiện tại Tòa án nhân dân. Như vậy quyết định/ bản án của Tòa án nhân dân đã giải quyết vụ án trên là quyết định phải được thi hành, nếu không thi hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Trường hợp nhà C khởi kiện ra Tòa án nhân dân để yêu cầu giải quyết tranh chấp thì khi Tòa án thụ lý vụ án sau đó sẽ giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng như sau:

Trước tiên Tòa án sẽ tiến hành hòa giải, nếu hòa giải thành thì sẽ có quyết định hòa giải thành, hai bên phải thực hiện theo quyết định hòa giải. Trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử.

Khi Tòa sơ thẩm ra bản án giải quyết tranh chấp thì bản án sẽ có hiệu lực sau 15 ngày nếu không có kháng cáo, kháng nghị. Trường hợp có kháng cáo, kháng nghị thì Tòa phúc thẩm sẽ tiến hành giải quyết, sau khi có kết luận cuối cùng của hội đồng xét xử phúc thẩm thì bản án phúc thẩm có giá trị thi hành.

Trường hợp có căn cứ kháng nghị và có yêu cầu kháng nghị thì Tòa án nhân dân tối sao sẽ xem xét kháng nghị và đưa ra kết luận cuối cùng.

Như vậy, nếu trường hợp đã có bản án có hiệu lực thi hành của Tòa án thì nhà C sẽ phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo bản án. Bản án có tính chất cưỡng chế thi hành nên nhà C sẽ không có quyền khởi kiện sau khi bản án có hiệu lực (trừ trường hợp đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm/ tái thẩm).

Thứ hai các cấp có thẩm quyền vận động để mở rộng đường gia đình bạn không đồng ý có được không?

Gia đình bạn có quyền sử dụng đất đối với phần đất trên nên trường hợp cơ quan có thẩm quyền vận động để mở rộng thêm đường vào phần đất của bạn thì bạn có thể đồng ý hoặc không. Đất của gia đình bạn chỉ bị thu hồi đất khi có quyết định thu hồi đất khi đất thuộc một trong các trường hợp bị thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
2.26817 sec| 1008.164 kb