Trường hợp tranh chấp lối đi chung tự mở được giải quyết như thế nào?

Bởi Nguyễn Hồng Thúy - 08/01/2020
view 573
comment-forum-solid 0

Nội dung bài viết [Ẩn]

Câu hỏi

Gia đình em có 1 thửa đất được ông bà  để lại chiều dài 92m chiều rộng 54m,chiều dài giáp ranh với thửa đất kế bên. Ngày xưa ông cố e có cho đắp 1 cái bờ để đi, cách nay khoảng 40 năm tới năm 2010 các hộ gia đình đi nhờ phần đường đi của gia đình  e họ đổ đan mà ko hỏi ý kiến gia đình e ba e có ra nói họ chửi đòi đâm ba e .mặt đường họ lát dan là ngang 1.2m dài 92m.Luật sư cho e hỏi 1/ Gia đình e có  thể lấy lại phần đất đó được ko ah  trong đó có 8 hộ gia đình dang sử dụng đường đi 2/Gia đình e có tranh chấp với 2 trong 8 hộ gia đình kia có thể yêu cầu họ ko cho họ đi trên con đường đó được ko ah.3/ E có  hỏi cán bộ địa chính cấp xã nói con đường này thuộc đường công cộng rồi, và theo quy lên xã  nông thôn mới 2010-2020 thì con đường này lên đường cấp D bề mặt 2m ko lấy lại được, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất  cấp 2012 có ghi con đường này là con đường đất. Kính  mong luật sư tư vấn giúp gia đình e gia đình e xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn trả lời

Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Quyền về lối đi qua như sau:

Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

Theo quy định pháp luật, chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Theo đó, nếu 8 gia đình đang dùng lối đi có bất động sản bị vây bọc bởi bất động sản của chủ sở hữu khác thì họ có quyền yêu cầu mở lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi. Trường hợp lối đi chung bố bạn đắp hiện đang được 8 gia đình dùng chung là lối đi thuận tiện hợp lý nhất thì bố bạn phải dành khoảng đất này để làm lối đi cho các gia đình đó và không thể đòi lại cũng như không thể yêu cầu các gia đình này không được sử dụng lối đi đó nữa.

Tuy nhiên, luật cũng quy định “Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác” nghĩa là 8 gia đình đang dùng lối đi chung có nghĩa vụ phải đền bù cho bố bạn khi sử dụng lối đi chung trên bất động sản của bố bạn. Tuy bố bạn không thể yêu cầu các gia đình đó không được sử dụng con đường đất nữa nhưng có thể yêu cầu các gia đình đó đền bù khi sử dụng con đường trên mảnh đất thuộc quyền sử dụng đất của bố bạn, trường hợp không thể thỏa thuận với các gia đình đó, bố bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trong trường hợp cán bộ địa chính cấp xã nói con đường này thuộc đường công cộng và gia đình bạn không lấy lại được, bạn có thể yêu cầu cán bộ địa chính xã cho xem quyết định của Nhà nước  giao đất cho UBND xã quản lý. Trường hợp thứ nhất, gia đình bạn khai hoang trước khi Nhà nước có quyết định giao đất cho UBND quản lý, thì đây vẫn được xác định là đất gia đình bạn sử dụng ổn định, lâu dài và trong trường hợp gia đình bạn sử dụng đất đáp ứng các điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Điều 101 Luật đất đai 2013. Trường hợp này, UBND muốn thu hồi con đường đất vì mục đích công cộng thì phải có căn cứ và đền bù cho gia đình bạn. Trường hợp thứ hai, vào thời điểm gia đình bạn khai hoang, đất này đang được UBND quản lý nhưng gia đình bạn không biết thì việc gia đình bạn khai hoang là sử dụng đất do người khác quản lý. Do đó, gia đình bạn không có quyền đòi quyền sử dụng đất đó và các quyền lợi khác liên quan.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.24311 sec| 1000.844 kb