Vi phạm hợp đồng bị xử lý mức phạt như thế nào?

Bởi Trần Thu Thủy - 16/12/2019
view 546
comment-forum-solid 0

Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Đây là một chế tài khá phổ biến trong quan hệ hợp đồng song mức phạt vi phạm được quy định ở các luật là khác nhau. 

Phạt vi phạm theo quy định của Bộ luật dân sự 

Điều 418 bộ luật dân sự năm 2015 quy định về phạt vi phạm như sau: “Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm: 1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. 2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. 3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm”.

Công ty luật TNHH Everest– Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Phạt vi phạm theo quy định của luật thương mại

Điều 300 luật thương mại năm 2005 quy định như sau: “Điều 300. Phạt vi phạm: Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này”.

Căn cứ phạt vi phạm 

Từ các quy định nêu trên có thể thấy, căn cứ phạt vi phạm đó là:

(1) Hợp đồng phải có hiệu lực;

(2) Có hành vi vi phạm;

(3) Các bên có thỏa thuận áp dụng phạt vi phạm.

Hợp đồng có hiệu lực

Các quy định về phạt vi phạm đều nằm trong phần thực hiện hợp đồng (BLDS 2015) và phần chế tài trong Luật Thương mại 2015. Điều này có nghĩa là phạt vi phạm chỉ có giá trị khi hợp đồng có hiệu lực. Khi hợp đồng có hiệu lực thì các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận mới có giá trị pháp lý ràng buộc giữa các bên. Ngược lại, nếu hợp đồng vô hiệu thì thỏa thuận phạt vi phạm cũng không có hiệu lực pháp luật.

Có vi phạm nghĩa vụ

Khoản 1 Điều 351 BLDS 2015 quy định: “Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ”.

Như vậy, với quy định trên thì bên vi phạm nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

Có thỏa thuận phạt vi phạm giữa các bên

Giữa các bên phải có thỏa thuận phạt vi phạm, theo quy định của BLDS 2015 thì mức phạt do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Thỏa thuận phạt vi phạm được áp dụng khi có đủ 3 yếu tố hợp đồng có hiệu lực, có hành vi vi phạm hợp đồng và có thỏa thuận phạt vi phạm giữa các bên. Khác với bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, nếu bồi thường thiệt hại người ta phải căn cứ vào yếu tố lỗi, vào thiệt hại xảy ra thì phạt vi phạm hợp đồng không đề cập đến lỗi và cũng không quan tâm, xem xét thiệt hại xảy ra.

Về bản chất, thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng có ý nghĩa răn đe, nhắc nhở các bên phải thực hiện hợp đồng một cách nghiêm túc.

Mức phạt vi phạm 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 418 BLDS năm 2015 nêu trên thì mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Điều này có nghĩa là, về nguyên tắc các bên có quyền tự do định đoạt mức phạt vi phạm trong hợp đồng, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Quy định này bảo đảm quyền tự do hợp đồng của các bên tham gia ký kết và đòi hỏi các bên tham gia ký kết hợp đồng phải có ý thức trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng của mình.

Trường hợp luật liên quan có quy định mức phạt vi phạm thì mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận phải tuân theo quy định của luật này về mức phạt (không được vượt quá mức phạt luật quy định). Ví dụ:

Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này” (Điều 301) và “Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định” (khoản 1 Điều 266).

Luật Xây dựng năm 2014 quy định: “Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm…” (khoản 2 Điều 146).

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.38294 sec| 1008.063 kb