Vụ cố ý gây thương tích tại Hải An (Hải Phòng): Lý và tình, quyết định thế nào?

Bởi Trần Thu Thủy - 26/06/2020
view 1535
comment-forum-solid 0

Chỉ vì duyên cớ nhỏ nhặt, Nguyễn Văn Chính, sinh năm 1968, đã dùng búa sắt đập nhiều phát vào đầu, mặt em gái ruột là chị Nguyễn Thị Xuân (tên đã được thay đổi). Hậu quả chị Nguyễn Thị Xuân bị tổn thương cơ thể - theo kết luận giám định - tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể là 55%. Đặc biệt, về tâm thần, chị Nguyễn Thị Xuân bị rối loạn thần kinh thực vật, mất hoàn toàn khả năng lao động, rất khó khăn khi tự chăm sóc bản thân.

Các Luật sư Công ty Luật TNHH Everest trong quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại Nguyễn Thị Xuân trong vụ án chỉ ra: hành vi của Nguyễn Văn Chính cần xác định chính xác là ‘giết người’ với nhiều tình tiết tăng nặng định khung. Nguyễn Văn Chính phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ tổn thất sức khỏe, tinh thần đã gây ra cho bị hại với số tiền bốn (04) tỷ đồng.

Tại giai đoạn điều tra, theo kiến nghị của các luật sư, Cơ quan điều tra thay đổi khung hình phạt 'cố ý gây thương tích' Khoản 2 sang Khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015. Viện kiểm sát trả hồ sơ điều tra bổ sung làm rõ các vấn đề có liên quan. Tuy nhiên, tại giai đoạn xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử phán quyết: bị cáo Nguyễn Văn Chính phạm tội “cố ý gây thương tích” (Khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015), tuyên phạt bị cáo 06 năm tù giam, buộc bồi thường thiệt hại cho bị hại Nguyễn Thị Xuân số tiền 300 triệu đồng. Tuy nhiên, các luật sư cũng thống nhất với đại diện của bị hại không kháng cáo, bởi xem xét tổng thể cả góc độ Lý và Tình trong vụ án này.

hành vi bạo lực gia đình Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

- Là 'Cố ý gây thương tích" hay 'Giết người'?

Khoảng 18 giờ 30 phút ngày 02/12/2018 trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng, xảy ra mâu thuẫn, cãi vã giữa chị Nguyễn Thị Xuân (sinh năm 1971), chị Nguyễn Thị Nhàn (sinh năm 1973) và Nguyễn Văn Chính (sinh năm 1968). Nguyễn Văn Chính chạy sang khu vực vỉa hè trước cửa nhà bà Nguyễn Thị Xuân, Nguyễn Thị Nhàn cầm mặt bàn gỗ kích thước 60 x 39 x 0,5 cm đập về phía chị Nguyễn Thị Nhàn nhưng không trúng, chị Nguyễn Thị Nhàn tự vệ đã nhặt 01 đoạn gậy gỗ loại tre dóc vung vụt về phía ông Tài.

Sau đó, Nguyễn Văn Chính bỏ lại mặt bàn gỗ rồi chạy về nhà lấy 01 chiếc búa bằng kim loại tối màu, đã qua sử dụng chạy sang khu vực vỉa hè trước cửa nhà chị Nguyễn Thị Xuân và chị Nguyễn Thị Nhàn. Nguyễn Văn Chính cầm chiếc búa trên bằng tay phải đứng cách khoảng 01 (một) mét đối diện với chị Nguyễn Thị Xuân và chị Nguyễn Thị Nhàn, cầm búa bằng tay phải vung, đập nhiều phát về phía chị Nguyễn Thị Xuân, đập trúng vào thái dương trái và khu vực mặt trái làm chị Nguyễn Thị Xuân bị thương tích. Ngay sau đó, một người đàn ông (chưa xác định được lai lịch) can ngăn kéo Nguyễn Văn Chính về nhà. Ngay sau khi Nguyễn Văn Chính dùng búa đánh gây thương tích cho chị Nguyễn Thị Xuận thì chị Nguyễn Thị Mai, sinh năm 2003 (là con gái của Nguyễn Văn Chính) và chị Nguyễn Thị Linh, sinh năm 1997 (là con gái của chị Nguyễn Thị Xuân) xô xát, túm tóc, giằng co nhau tại khu vực vỉa hè nhà chị Nguyễn Thị Xuân và được mọi người can ngăn.

Sau khi vụ việc xảy ra, chị Nguyễn Thị Xuân được điều trị thương tích tại bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp và Bệnh viện Trung ương quân đội 108. Chị Nguyễn Thị Xuân được đưa đi giám định thương tích. Ngày 01/03/2019, Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an quận Hải An ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Văn Chính về tội cố ý gây thương tích theo Khoản 3 Điều 134 Bộ Luật Hình sự năm 2015.

Ngày 07/05/2020, Tòa án nhân dân quận Hải An, thành phố Hải Phòng đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án cố ý gây thương tích đối với bị cáo Nguyễn Văn Chính. Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Chính 06 năm tù về tội "Cố ý gây thương tích" và buộc bị cáo Nguyễn Văn Chính phải bồi thường cho bị hại Nguyễn Thị Xuân thiệt hại với tổng số tiền là 294.800.000 đồng (Hai trăm chín mươi tư triệu tám trăm nghìn đồng).

- Quan điểm của các luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị hại

Đối với tội danh “cố ý gây thương tích” mà Cơ quan điều tra quận Hải An và Viện kiểm sát nhân dân quận Hải An, Tòa án nhân dân quận Hải An, khi tiếp  truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Nguyễn Văn Chính là chưa phù hợp, không đúng tội danh. Hành vi phạm tội của bị cáo Nguyễn Văn Chính có đủ căn cứ để khởi tố, truy tố và xét xử về “Tội giết người” trong trường hợp phạm tội chưa đạt được quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015.

Thứ nhất, về vị trí của các vết thương và tổn thương trên cơ thể bị hại Nguyễn Thị Xuân.

Bị hại Nguyễn Thị Xuân được giám định pháp y về thương tích và tâm thần thông qua 03 lần với kết luận: Bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 654/2018/TgT ngày 29/01/2019 của và Bản kết luận giám định pháp y bổ sung số 253/2019/TgT ngày 20/06/2019  của Trung tâm pháp y Hải Phòng kết luận:

- Các vết thương xuất hiện ở phần đầu, mặt (gãy thành trước, thành trong xoang hàm mặt, gãy thành ngoài hốc mắt, gãy xương hàm). Tổng tỷ lệ phần trăm thương tích là 42%.

- Kết luận giám định tâm thần kết luận: Tỷ lệ phần tổn thương cơ thể do bệnh lý tâm thần gây ra đối với bị hại Nguyễn Thị Mai là: 23%.

Tổng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể của bị hại Nguyễn Thị Mai là 55% (Năm mươi lăm phần trăm).

Thứ hai, về hung khí gây án.

Theo lời trình bày của những người làm chứng, người có quyền lợi liên quan, người giám hộ của bị hại Nguyễn Thị Xuân, lời khai của bị cáo Nguyễn Văn Chính: Nguyễn Văn Chính đã sử dụng mặt bàn gỗ tấn công chị Nguyễn Thị Xuân, nhưng sau đó đã quyết định sử dụng 01 chiếc búa bằng kim loại tối màu, đã qua sử dụng có đặc điểm cán búa hình trụ tròn dài 24 cm, đường kính 02 cm; quả búa băng kim loại gồm 2 phần, phần gắn với cán búa hình trụ chữ nhật kích thước 2.5 x 2,7 x 6 cm; phần còn lại để nhổ đinh gắn với quả búa dài 4,5 cm, rộng 2,5 cm có rãnh kích thước 3 x 0,5 cm để tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội.

Có thể thấy rằng, mặt bàn gỗ là hung khí, có khả năng sát thương. Bị cáo Nguyễn Văn Chính tuy xảy ra xây sát và có thể bị kích động tuy nhiên, cũng có đủ thời gian và điều kiện để suy nghĩ, cân nhắc. Tuy nhiên bị cáo đã quyết định: bỏ hung khí là 'mặt bàn gỗ', chạy vào nhà lựa chọn hung khí nguy hiểm là 'chiếc búa sắt' để gây án. Khi hung khí là chiếc búa sắt tấn công vào những bộ phận hiểm yếu trên cơ thể đặc biệt là vùng đầu sẽ có thể dẫn đến chết người.

Thứ ba, tổn thương sức khỏe gây ra đối với bị hại Nguyễn Thị Xuân.

Bản kết luận giám định pháp y tâm thần của Viện pháp y tâm thần trung ương: “Ngày 20/9/2019 bị hại được đưa đến Viện pháp y tâm thần TW để theo dõi giám định nội trú. Quá trình theo dõi tiếp xúc thấy: bị hại tỉnh, tiếp xúc khó, cảm xúc lo lắng, sợ hãi, có những cơn hoảng loạn, bỏ chạy, khóc lóc la hét, co rúm người, run rẩy sợ sệt khi thấy người lạ, tư duy nhịp chậm, sợ có người đến đánh mình, trí nhớ trí tuệ giảm, kém tập trung chú ý, ăn ngủ kém, thể trạng gầy yếu, có biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật, đi lại phải có người dìu do chóng mặt…”.

Như vậy, hậu quả mà hành vi phạm tội của bị cáo Phạm Văn Chiến gây ra đối với bị hại rất nặng nề, ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt và lao động của bị hại: tình trạng sức khỏe suy nhược, ăn uống kém, mất ngủ thường xuyên; thường xuyên run rẩy sợ sệt khi thấy người lạ, tư duy nhịp chậm, sợ có người đến đánh mình, trí nhớ trí tuệ giảm, thường xuyên bị kích động, hoảng loạn, sợ hãi; không lao động, không làm các việc cá nhân, phải năm theo dõi và có người chăm sóc kém. Hậu quả để lại cho bị hại Nguyễn Thị Xuân là vô cùng nghiêm trọng, chị Nguyễn Thị Xuân vừa tổn hại về sức khỏe lẫn tinh thần. Có thể chị Nguyễn Thị Xuân không thể tiếp tục tự lao động để nuôi sống bản thân và luôn cần có người ở cạnh chăm sóc.

Căn cứ vào các tình tiết trên có thể thấy: Việc cơ quan tiến hành tố tụng xét xử ông Nguyễn Văn Chính về tội cố ý gây thương tích là chưa thỏa đáng, phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án.

- Giữa 'Tình' và 'Lý', quyết định thế nào?

Đối với vấn đề bồi thường thiệt hại, người đại diện hợp pháp cho bị hại (chị Nguyễn Thị Linh - con gái) và các Luật sư Công ty Luật TNHH Everest - người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chị Nguyễn Thị Xuân đề nghị Hội đồng xét xử buộc ông Nguyễn Văn Chính bồi thường bao gồm: (1) các chi phí về cứu chữa, điều trị thương tích, bồi dưỡng và sức hồi sức khỏe; (2) thu nhập thực tế bị mất của bị hại bị mất từ khi xảy ra vụ việc hết khi bị hại chết (tính theo tuổi thọ trung bình); (3) thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc bị hại; (4) thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc bị hại từ khi xảy ra vụ án đến khi bị hại chết; (5) bồi thường tổn thất tinh thần cho bị hại. Tổng chi phí bồi thường mà gia đình bị hại Nguyễn Thị Xuân yêu cầu là: 4.084.859.001 đồng.

Tuy nhiên, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử chỉ buộc ông Nguyễn Văn Chính bồi thường thiệt hại là 294.800.000. Trong đó, Hội đồng xét xử chỉ xét đến các chi phí về cứu chữa, điều trị thương tích, bồi dưỡng và sức hồi sức khỏe; thu nhập thực tế bị mất tính từ khi xảy ra vụ án đến ngày xét xử sơ thẩm; thu nhập thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc bị hại; bồi thường tổn thất tinh thần cho bị hại và đồng thời không tính đến thu nhập thực tế bị mất đến khi chị Nguyễn Thị Xuân nghỉ hưu và chi phí chăm sóc chị Nguyễn Thị Xuân đến khi bị hại chết.

Căn cứ các quy định pháp luật dân sự và tình trạng sức khỏe của chị Nguyễn Thị Xuân nhận thấy: Từ khi sự việc xảy ra, bị hại Nguyễn Thị Xuân không thể tự mình chăm sóc bản thân, không thể tự mình lao động để nuôi sống bản thân và luôn cần người bên cạnh chăm sóc. Theo kết luận giám định tâm thần chỉ ra: Tỷ lệ phần tổn thương cơ thể do bệnh lý tâm thần gây ra đối với bị hại Nguyễn Thị Xuân là: 23%.

Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định về người mất khả năng lao động, bao gồm: người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên.

Mặc dù, không có văn bản nào quy định về về bệnh tâm thần nặng, tuy nhiên, Hội đồng xét xử cần phụ thuộc vào tình hình thực tế rằng: tình trạng tâm thần của bị hại Nguyễn Thị Xuân thì không thể tham gia quan hệ lao động và người sử dụng lao động nào muốn thuê. Vậy, liệu với số tiền bồi thường thiệt hại mà Hội đồng xét xử quy định có đủ để bù đắp những tổn thất và chăm sóc cho chị Nguyễn Thị Xuân?

Do đó, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Chính 06 năm tù về tội "Cố ý gây thương tích" và buộc bị cáo Nguyễn Văn Chính phải bồi thường cho bị hại Nguyễn Thị Xuân thiệt hại với tổng số tiền là 294.800.000 đồng (Hai trăm chín mươi tư triệu tám trăm nghìn đồng) là chưa thỏa đáng, phù hợp với thực tế của bị hại.

Tuy nhiên, các Luật sư là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại đã thống nhất với quan điểm của đại diện bị hại: Không tiếp tục kháng cáo đối với bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận Hải An.

Có thể hiểu rằng, quyết định của gia đình bị hại xuất phát từ yếu tố tình cảm trong quan hệ gia đình. Bị hại Nguyễn Thị Xuân và bị cáo Nguyễn Văn Chính là anh em ruột trong gia đình, đồng thời, hai gia đình sinh sống ở cạnh nhau. Sự việc xảy ra xuất phát từ mâu thuẫn nhỏ nhặt từ cuộc sống hàng ngày: ngày xảy ra vụ án, khi chị Nguyễn Thị Nhàn vô ý đặt biển hiệu lấn sang vỉa hè nhà Nguyễn Văn Chính, ông Nguyễn Văn Chính quay sang chửi bới. Sau đó, chị Nguyễn Thị Nhàn di chuyển biển hiệu, ông Nguyễn Văn Chính vẫn tiếp tục quay ra chửi bới với chị Nguyễn Thị Nhàn và chị Nguyễn Thị Xuân và dùng bàn gỗ đánh. Xuất phát từ mâu thuẫn nhỏ nhặt tuy nhiên ông Nguyễn Văn Chính lại có những hành vi hung hăng và nguy hiểm như vậy.

Hậu quả để lại dẫn đến việc anh trai đi tù, em gái bị bệnh. Tuy nhiên, đặt trong mối quan hệ anh em gia đình và với hi vọng ông Nguyễn Văn Chính có thể ăn năn, hối cải, suy nghĩ về hành vi phạm tội của mình. Đồng thời, gia đình bị hại nhận thấy: Tài sản tranh chấp dù có giá trị bao nhiêu cũng không thể đổi bằng tính mạng, sức khỏe của người thân trong gia đình. Do vậy người đại diện hợp pháp của bị hại - con gái Nguyễn Thị Linh và người thường xuyên chăm sóc cho bị hại - chị Nguyễn Thị Nhàn đã quyết định không kháng cáo đối với bản án sơ thẩm. Được biết, gia đình bà Nguyễn Thị Xuân có hoàn cảnh khó khăn, một mình bà Nguyễn Thị Xuân nuôi con gái ăn học.

- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.46862 sec| 1048.914 kb