Quyền nuôi con sau khi ly hôn

Bởi Trần Thu Thủy - 22/03/2020
view 537
comment-forum-solid 0
Quyền nuôi con sau ly hôn phụ thuộc vào độ tuổi của con. Con dưới 36 tháng tuổi giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Con từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi sẽ do cha mẹ thỏa thuận ai sẽ là người nuôi dưỡng. Con từ đủ 7 tuổi trở lên sẽ xem xét nguyện vọng của con rồi mới quyết định ai là người có quyền nuôi dưỡng.

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198

Con dưới 36 tháng tuổi

Theo khoản 3, Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận phù hợp với lợi ích của con”. Trên thực tế, trẻ con ở độ tuổi này cần sự nuôi nấng và chăm sóc trực tiếp từ người mẹ mới đảm bảo đầy đủ sức khỏe và tinh thần. Vì ở độ tuổi này trẻ con vẫn phải phụ thuộc vào mẹ rất nhiều.

Người mẹ chỉ không được quyền nuôi con khi cha, mẹ đã có thỏa thuận khác để đảm bảo về lợi ích của con hoặc người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con. Ví dụ như việc mẹ không có đủ điều kiện về sức khỏe tinh thần, không muốn nuôi dưỡng mà cha mẹ có thỏa thuận với nhau thì cha sẽ là người được quyền nuôi dù con chưa đủ 36 tháng tuổi.

Con từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi

Vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con (khoản 2, Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014). Trong trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được ai là người nuôi con thì tòa án sẽ quyết định người trực tiếp nuôi con dựa trên các điều kiện như: điều kiện vật chất; yếu tố tinh thần, tình trạng sức khỏe của cha, mẹ; đạo đức, nhân phẩm của người trược tiếp nuôi dưỡng. Để đảm bảo cho quyền lợi và sự phát triển của trẻ một cách tốt nhất.

Con từ đủ 7 tuổi trở lên

Khi con từ đủ 7 tuổi trở lên thì Toà án sẽ xem xét đến nguyện vọng của con. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong rất nhiều điều kiện để tòa án đưa ra phán quyết cuối cùng. Không phải nguyện vọng của con mong muốn được ở với ai thì người đó sẽ được quyền nuôi con. Được con mong muốn ở cùng là một lợi thế, nhưng cùng với đó thì điều kiện kinh tế, tinh thần, sức khỏe, phẩm chất đạo đức cũng phải tốt thì mới nắm chắc được quyền nuôi con. Ngược lại, nếu như được con mong muốn ở cùng nhưng bố (mẹ) lại không có đủ điều kiện kinh tế, sức khỏe không tốt, không có khả năng lao động thì việc giành quyền nuôi con gần như là không thể.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật hôn nhân gia đình được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.51631 sec| 991.32 kb