Xử lý nghiêm tôi phạm tội bạo loạn

Bởi Trần Thu Thủy - 27/09/2021
view 249
comment-forum-solid 0

Tội bạo loạn được xếp vào một trong các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia và phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Vậy các yếu tố cấu thành tội bạo loạn là gì? Tội phạm này phải chịu các hình phạt nào?

Xử lý nghiêm tôi phạm tội bạo loạn Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên – gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Tội xâm phạm an ninh quốc gia là gì?

Tội xâm phạm an ninh quốc gia là nhóm tội xâm phạm đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội chủ nghĩa, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, an toàn trật tự xã hội của Việt Nam.

Nhóm các hành vi được xếp vào tội xâm phạm an ninh quốc gia được quy định trong Chương XIII Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 gồm 14 tội phạm.

Bạo loạn là gì?

Hành động bạo loạn là hành vi mang tính bạo lực của một nhóm người gây xáo trộn, trộm cắp, phá hoại tài sản của cơ quan, tổ chức hay cá nhân.

Trong lịch sử, bạo loạn thường xảy ra do nghèo đói, thất nghiệp, chịu nhiều áp bức của nhà nước về thuế hoặc quân dịch,... 

Mặc dù Nhà nước hiện đại ngày nay đã biết quan tâm đến đời sống người dân bằng việc ban hành, thực hiện, quản lý các chính sách phù hợp đảm bảo cuộc sống đầy đủ cho người dân và phát triển kinh tế xã hội, những vẫn còn tồn tại các thành phần muốn chống phá chính quyền, gây rối trật tự xã hội.

Tội bạo loạn là gì?

Theo Điều 112 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, tội bạo loạn là hoạt động vũ trang, dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân. 

Khi xem xét định nghĩa, tội bạo loạn tương tự như tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân với mục tiêu chống lại chính quyền nhân dân. Tuy nhiên hành vi bạo loạn thường mang tính công khai xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác. Về hành vi khủng bố, thông thường hành vi này chỉ được phát hiện khi có sự nắm bắt điều tra từ cơ quan nhà nước hoặc tệ hơn là hậu quả của hành vi khủng bố đã xảy ra.

Cấu thành tội bạo loạn

Tội bạo loạn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 khi có đủ các yếu tố cấu thành như sau: 

  • Chủ thể: Một người hoặc nhóm người từ đủ 16 tuổi và có thể nhận thức, điều khiển được hành vi của mình. 
  • Khách thể: Hành vi bạo loạn xâm phạm đến các quan hệ xã hội liên quan đến an ninh quốc gia, sự ổn định của chính quyền nhân dân, của chế độ xã hội chủ nghĩa, của nhà nước Việt Nam.
  • Mặt chủ quan: Một người hoặc nhóm người nhận thức được hậu quả của hành vi bạo loạn và mong muốn hậu quả đó xảy ra nhằm chống phá chế độ, nhà nước và chính quyền nhân dân. 
  • Mặt khách quan: Bằng các hoạt động vũ trang, dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản, tội phạm bạo loạn gây ảnh hưởng đến đến sự hoạt động của bộ máy chính quyền nhà nước, gây thiệt hại về người và tài sản. 

Trách nhiệm hình sự tội bạo loạn

Tội bạo loạn là nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia nên theo khoản 1 Điều 28 và Điều 61 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, tội này sẽ không được áp dụng truy cứu trách nhiệm hình sự và không được áp dụng thời hiệu thi hành bản án. 

Nếu bạn chưa rõ về trách nhiệm hình sự, hãy tham khảo trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với ai?

Khi bị kết án là tội bạo loạn theo Điều 112 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, một người hoặc nhóm người phải chịu hình phạt tương ứng với vai trò của hình khi thực hiện tội phạm như sau: 

(i) Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng phải chịu từ 12 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình 

(ii) Người đồng phạm khác bị phạt từ 05 năm đến 15 năm tù;

(iii) Người chuẩn bị phạm tội sẽ phải chịu từ 01 năm đến 05 năm tù.

Tìm hiểu thêm các quy định của pháp luật hình sự tại Pháp trị. 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.25330 sec| 1013.773 kb