Yêu cầu chồng cũ thực hiện trách nhiệm cấp dưỡng cho con, phải làm sao?

0
650
Đánh giá

Ba mẹ con sống khó khăn trong khi chồng cũ giàu có mà không có trách nhiệm vì với các bọn trẻ.

05 năm trước, khi lyhôn tôi muốn giải thoát khỏi người chồng ngoại tình càng sớm càng tốt nên không tranh giành tài sản gì, chỉ muốn nhận hai con về nuôi.

Anh ấy đã lấy vợ mới và sắp có con riêng. Ba mẹ con tôi có cuộc sống bình yên nhưng khá chật vật về kinh tế. Trong khi đó, chồng cũ của tôi có vị trí xã hội, nhà mấy căn, ôtô vài chiếc nhưng không trợ cấp nuôi con.

Tôi phải làm thế nào để chồng có trách nhiệm hơn với các con? Liệu các con tôi sau này có được hưởng tài sản gì của bố chúng không? Tôi lo lắng khi đã có con với vợ hai, chồng tôi càng không ngó ngàng gì tới con mình nữa thì tụi trẻ quá thiệt thòi.

Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án.

Với quy định nói trên, việc ly hôn chỉ chấm dứt quan hệ vợ chồng chứ không chấm dứt quan hê giữa cha, mẹ với con cái. Vì vậy giữa cha, mẹ và con vẫn có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Cụ thể, theo khoản 2 điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Khoản 1 điều 83 của luật này cũng quy định: Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

Trường hợp bản án, quyết định cho vợ chồng bạn ly hôn nhưng không quy định vấn đề cấp dưỡng (do thời điểm đó bạn không yêu cầu tòa giải quyết) hoặc có quy định nhưng đến nay mức cấp dưỡng đã không còn phù hợp với thu nhập của anh ấy hoặc mức chi tiêu để nuôi day các con bạn thì bạn có quyền yêu cầu anh ấy cấp dưỡng hoặc tăng mức cấp dưỡng. Việc cấp dưỡng có thể thực hiện hàng tháng hoặc cấp dưỡng một lần tùy thuộc sự thỏa thuận của các bên.

Trường hợp anh ấy không đồng ý, bạn có quyền khởi kiện ra tòa nơi anh ấy thường xuyên sinh sống để tòa án xét xử buộc có trách nhiệm cấp dưỡng cho con bạn.

Về quyền lợi sau này của con, theo quy định của pháp luật về thừa kế, trường hợp chồng bạn qua đời mà anh ấy không để lại di chúc thì di sản thừa kế của anh ấy sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất của anh ấy gồm: cha, mẹ, vợ và các con của anh ấy. Trường hợp anh ấy có lập di chúc nhưng không cho con bạn được hưởng thừa kế hoặc có cho hưởng nhưng cho ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, mà khi đó con bạn chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động thì con bạn vẫn đương nhiên được hưởng thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc thjeo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự.

Ngoài ra bạn cũng có thể làm đơn yêu cầu Tòa án chia tài sản sau ly hôn nếu trước đây các bên không yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng.

  • Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
    1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
    2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
    3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

 

 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây