Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại nghiêm trọng đến tinh thần, sức khỏe, tính mạng của con người. Người có hành vi bạo lực có thể bị xử phạt hành chính đến 2.000.000 đồng, thậm chí bị xử lý hình sự về một số tội danh: tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, tội hành hạ người khác, tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình theo quy định pháp luật hình sự.
Dưới góc độ pháp lý, bạo hành gia đình vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người, vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới. Khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”. Theo đó, hành vi bạo lực biểu hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động, xảy ra giữa những thành viên gia đình với nhau. Lỗi của người thực hiện hành vi bạo lực gia đình là lỗi cố ý.
Bạo lực gia đình chia thành 03 nhóm: bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần và bạo lực về kinh tế.
Thứ nhất, bạo lực về tinh thần bao gồm các hành vi lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng hoặc ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình.
Thứ hai, bạo lực về thể chất bao gồm hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng.
Thứ ba, bạo lực về kinh tế bao gồm kiểm soát, chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài pháp luật (24/7): 024 66 527 527
Dưới góc độ xã hội, mọi người thường hiểu bạo lực gia đình chỉ có hành vi bạo lực về mặt thể chất. Bạo lực gia đình bị coi như một tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, không ít người người vẫn cho rằng hành vi xâm phạm tinh thần, thân thể người khác trong gia đình là chuyện thường, không phải hành vi bạo lực.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo hành gia đình, trong đó có 02 nguyên nhân chính: từ phía cá nhân và từ phía xã hội.
Về phía cá nhân: nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình chủ yếu do các tệ nạn xã hội mà người chồng hoặc vợ mắc phải như nghiện rượu, sa vào cờ bạc, con cái vi phạm pháp luật...Việc vợ chồng mâu thuẫn, kinh tế khó khăn, không khí gia đình căng thẳng dễ dàng dẫn đến bạo lực.
Về phía xã hội: Ở Việt Nam, do ảnh hưởng của lối sống Á Đông mà nhiều người có tâm lý nhẫn nhịn, cam chịu, ngại tố cáo để giữ cuộc sống gia đình yên ổn, dẫn đến bạo lực gia đình có xu hướng gia tăng. Một nguyên nhân khác xuất phát từ thực tế quan hệ trong gia đình. Những người xung quanh khó có cơ hội tiếp cận chuyện riêng gia đình khác nên bạo lực gia đình khó bị phát hiện. Ngoài ra, thái độ thờ ơ của những người xung quanh cũng là nguyên nhân làm cho bạo lực gia đình liên tục tiếp diễn. Người có hành vi bạo lực gia đình không bị xử lý theo quy định pháp luật dẫn đến khả năng tái diễn, thậm chí mức độ nguy hiểm càng tăng lên.
Xem thêm tại:
- Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân
- Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân gia đình
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người có hành vi bạo lực gia đình có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Những hành vi chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm để xử lý hình sự sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính dưới hình thức phạt tiền và các biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả. Điều 49 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình; b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này".
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật tài chính gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 024 66 527 527
Đối với những hành vi có tính chất nghiêm trọng, cấu thành tội phạm, có thể bị xử lý hình sự về một số tội danh sau:
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác: theo Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) nếu có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp luật định, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Tội hành hạ người khác: theo Điều 140 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), một thành viên trong gia đình đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 Bộ luật này thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình: theo Điều 185 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) , người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp: (i) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần; (ii) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Muốn chấm dứt hành vi bạo lực nêu trên, nạn nhân của bạo lực gia đình cần bảo vệ bản thân bằng các quyền đề nghị, khiếu nại, tố cáo đến cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cơ quan công an, uỷ ban nhân dân hoặc các cơ quan, tổ chức xã hội khác (tổ dân phố, hội liên hiệp phụ nữ,…).
Xem thêm tại:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm