Điều kiện và thủ tục nhận con nuôi đi mỹ

view 147
comment-forum-solid 0

Nhận con nuôi đi Mỹ có giống với nhận con nuôi trong nước hay không? Việc nhận con nuôi đi Mỹ thì cần những điều kiện như thế nào? Hồ sơ chuẩn bị nhận con nuôi phải chuẩn bị những gì? Đó là những câu hỏi mà chúng tôi sẽ trả lời trong bài viết hôm nay.

nhận nuôi con nuôi Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Điều kiện để nhận con nuôi đi Mỹ

Điều kiện đối với người được nhận con nuôi đi Mỹ

Đối với người được nhận làm con nuôi đi Mỹ thì cần đáp ứng điều kiện về độ tuổi. Người được nhận làm con nuôi có độ tuổi dưới 16 tuổi được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010. Người dưới 16 tuổi là những người chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, là người cần được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục. Do đó, việc nuôi trẻ em dưới 16 tuổi sẽ tạo điều kiện cho các em có được mái ấm gia đình và sự chăm sóc cần thiết cho các em phát triển về trí não và thể chất. Nếu trẻ em từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu muốn được nhận nuôi thì người nhận nuôi phải là cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột.

Người được nhận làm con nuôi chỉ có thể là con nuôi của một cá nhân hoặc 1 cặp vợ chồng. Quy định này được quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010. Việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em cần có sự thống nhất từ một gia đình, bên cạnh đó cũng cần có người đứng ra chịu trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. Do đó, nếu như một người làm con nuối nhiều gia đình thì không thể xác định ai là người có trách nhiệm. Ngoài ra, quy định này còn tránh cho việc trục lợi từ quy định nhận con nuôi đi Mỹ bằng việc mua bán, chiếm đoạt trẻ em.

Điều kiện mà người nhận con nuôi đi Mỹ cần đáp ứng

Không chỉ người được nhận làm con nuôi mà người nhận nuôi cũng cần phải đáp ứng đủ điều kiện mới có thể nhận con nuôi đi Mỹ. Điều kiện của người nhận nuôi con nuôi được quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010, cụ thể:

Người nhận nuôi con nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Việc nhận con nuôi là để giúp cho người được nhận có được môi trường chăm sóc và giáo dục tốt hơn, nếu người nhận nuôi không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì không thể đảm bảo được môi trường nuôi dạy con cái. Hơn thế, việc chịu trách nhiệm cho người được nhận nuôi cũng cần một người có đẩy đủ năng lực hành vi dân sự đảm nhận. Do đó, một người không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì không thể nhận con nuôi đi Mỹ.

 Người nhận con nuôi phải có độ tuổi hơn con 20 tuổi trợ lên: Quy định người nhận con nuôi hơn con nuôi 20 tuổi trở lên là nhằm đảm bảo được quyền và lợi ích cần thiết cho người được nhận làm con nuôi. Khi một người đủ độ tuổi thì kinh tế đã ổn định và đầy đủ tâm lý cũng như nhận thức để có thể nuôi dạy một đứa trẻ.

Người nhận con nuôi phải có đủ điều kiện về sức khỏe, kinh tế và chỗ ở bảo đảm cho việc chăm sóc tốt cho con: Điều kiện về kinh tế là vô cùng cần thiết để nuôi dưỡng một người. Nếu người nhận nuôi con có điều kiện kinh tế kém thì việc nuôi thêm một người sẽ vô cùng khó khăn. Việc đảm bảo kinh tế còn giúp cho con cái có thể an tâm hơn trong việc học hành và phát triển phẩm chất bản thân.

Người nhận con nuôi đi Mỹ phải có tư cách đạo đức tốt: Đây là điều kiện vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo cho người được nhận nuôi sẽ được dạy dỗ và nuôi dưỡng trong một môi trường tốt. Điều kiện tốt là một vấn đề quan trọng để hình thành nên tâm lý của một đứa trẻ. Do đó, ba mẹ có đạo đức tốt thì mới có thể nuôi dạy con tốt được.

Người nhận con nuôi đi Mỹ không thuộc những trường hợp không được nhận con nuôi được quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010.

Thủ tục nhận con nuôi đi Mỹ

Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ của người nhận con nuôi trong nước sẽ được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ được quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi bao gồm:

  • Đơn xin nhận con nuôi của người nhận con nuôi
  • Bản sao hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị tương đương còn trong thời hạn sử dụng
  • Phiếu lý lịch tư pháp
  • Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân của người nhận con nuôi
  • Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện về kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mà người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.

Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi được quy định tại Điều 18 Luật Nuôi con nuôi 2010 bao gồm:

  • Giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi
  • Giấy khám sức khỏe được cơ quan y tế cấp huyện trở lên xác nhận
  • 02 ảnh chụp toàn thân, nhìn thẳng, thời gian chụp không được quá 6 tháng
  • Biên bản xác nhận được Ủy ban nhân dân hay Công an cấp xã nơi  đã phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập trong trường hợp người được nhận nuôi là trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha, mẹ đẻ của người được nhận nuôi là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha, mẹ đẻ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi mất tích trong trường hợp người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha, mẹ đẻ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự
  • Trong trường hợp trẻ em được nhận nuôi đang là trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng, hồ sơ cần phải có quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

Nơi nộp hồ sơ

Thẩm quyền đăng ký nhận nuôi con nuôi trong nước theo quy định tại Điều 9 Luật Nuôi con nuôi 2010 và Điều 2 Nghị định 19/2011/NĐ-CP thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã là nơi cứ trú của người được nhận làm con nuôi. Tuy vậy, nếu cha dượng, mẹ kế nhận con của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, dì, chú, bác, cậu ruột nhận cháu làm con nuôi thì thầm quyền đăng ký nhận nuôi con nuôi sẽ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thời hạn giải quyết

Thời hạn giải quyết cho việc nhận con nuôi đi Mỹ được quy định tại Điều 22 Luật Nuôi con nuôi 2010. Đối với việc giải quyết cho nhận con nuôi trong nước là 30 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lấy đầy đủ ý kiến của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ, ý kiến của trẻ em nếu trẻ em từ 9 tuổi trở lên.

Lệ phí phải nộp khi đăng ký nhận con nuôi đi Mỹ

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trường hợp công dân Việt nam định cư nước ngoài hoặc người nước ngoài thường trường trú ở nước ngoài mà muốn nhận con nuôi là công dân Việt Nam thì cần có nghĩa vụ nộp lệ phí đăng ký nuôi con theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 114/2016/NĐ-CP. Mức lệ phí nhận con nuôi đi Mỹ là 9 triệu đồng cho một trường hợp (trừ những trường hợp được miễn giảm lệ phí đăng ký nhận con nuôi theo Điều 4 nghị định 114/2016/NĐ-CP.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

Luật sư Nguyễn Thị Yến

Luật sư Nguyễn Thị Yến

https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-thi-yen/ Luật sư Nguyễn Thị Yến - Phó giám đốc Công ty Luật TNHH Everest. Luật sư Yến có hơn 5 năm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, đất đai, hình sự

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.19158 sec| 1053.836 kb