Các giải pháp quản trị bất trắc của yếu tố môi trường

Bởi Phạm Nhật Thăng - 03/11/2023
view 0
comment-forum-solid 0
Khi nhận ra tổ chức phụ thuộc vào một hay nhiều yếu tố môi trường, thì nhà quản trị không thụ động đối phó mà tìm chiến lược làm giảm bớt sự lệ thuộc đó. Các biện pháp có thể được sử dụng như sau:

Các giải pháp quản trị bất trắc của yếu tố môi trường



(1) Dùng đệm: Nhằm giảm bớt những ảnh hưởng do môi trường gây ra, nhà quản trị có

thể dùng đệm cho tổ chức chống với những ảnh hưởng môi trường từ phía đầu vào hoặc

đầu ra. Ở phía đầu vào là tồn trữ vật tư để tránh những bất trắc do sự biến động giá cả;

thực hiện bảo trì phòng ngừa là thay thế những chi tiết đã tính trước hay đến kỳ hạn bảo

trì, giống như ta đem xe đi kiểm tra định kỳ và làm dịch vụ dự phòng để tránh chi tiêu

khi xe hư hỏng bất ngờ, hay tuyển và huấn luyện nhân viên mới, để tránh những biến

động về nhu cầu nhân viên của doanh nghiệp.

Cách dùng đệm ở đầu ra không được phong phú như ở đầu vào. Trường hợp đáng kể

nhất là dùng những bản kiểm kê. Nếu một tổ chức có thể tạo ra được những sản phẩm

đem kiểm kê mà không hư hỏng thì công ty đạt được hiệu suất cao, sản xuất hàng hoá

với tốc độ bất biến dù rằng có những dao động của nhu cầu. Chẳng hạn như nhà sản

xuất đồ chơi chỉ phân phối hàng cho những cửa hàng bán lẻ vào mùa thu để bán vào dịp

trung thu. Dỉ nhiên, đồ chơi được sản xuất suốt năm, tồn kho và phân phối vào mùa thu.

(2) San bằng: Tức là san đều ảnh hưởng của môi trường. Thí dụ các công ty điện thoại

có giờ cao điểm từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều của ngày làm việc vì giới kinh doanh sử

dụng và công ty điện thoại phải có đủ thiết bị để đáp ứng nhu cầu đó, nhưng vào những

giờ khác thì thiết bị lại ít hoặc không được dùng tới. Họ giải quyết bằng cách tính giá

cao nhất vào giờ cao điểm và giá rẻ vào những giờ khác. Các cửa hiệu bán quần áo,

thường có doanh số bán thấp nhất vào dịp nghỉ hè, thực hiện bán giảm giá vào thời điểm

đó.

(3) Tiên đoán: Là khả năng đoán trước những biến chuyển của môi trường và những ảnh

hưởng của chúng đối với tổ chức. Tuỳ theo khả năng tiên đoán được những dao động

của môi trường mà nhà quản trị có thể giảm bớt được những bất trắc. Thí dụ một người

kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng nhà ở phải tiên đoán những biến đổi về nhu cầu để

có thể có điều chỉnh kế hoạch xây dựng hầu đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

(4) Cấp hạn chế:Nhiều khi nhà quản trị phải áp dụng biện pháp cấp hạn chế sản phẩm

hay dịch vụ của tổ chức, tức là cấp phát chúng trên một căn cứ ưu tiên khi có nhu cầu

vượt quá cung cấp. Bệnh viện đôi khi phải cấp hạn chế giường bệnh trong trường hợp

nguy cấp như thiên tai, động đất, lũ lụt.. giường bệnh chỉ dành cho những ca nặng nhất.

Bưu điện cũng dùng giải pháp này trong những dịp cao điểm đối với dịch vụ thư tín.

Cấp hạn chế biểu thị cố gắng giảm thiểu sự bất trắc của môi trường bằng cách kiểm soát

những nhu cầu quá cao.

(5) Hợp đồng:Nhà quản trị có thể dùng hợp đồng để giảm bớt bất trắc ở phía đầu vào

cũng như đầu ra. Chẳng hạn như ký hợp đồng mua bán vật tư và nguyên liệu một cách

dài hạn, thí dụ như trường hợp công ty hàng không ký hợp đồng với các công ty xăng

dầu hoặc các nhà chế biến thực phẩm ký hợp đồng với những nhà cung cấp ngũ cốc.

Nhờ đó các công ty trên tránh được những bất trắc do biến động giá cả hoặc tạo nguồn

tiêu thụ ổn định cho các nhà cung ứng.


(6) Kết nạp: Thu hút những cá nhân hay những tổ chức có thể là những mối đe doạ từ

môi trường cho tổ chức của họ. Chẳng hạn có một doanh nghiệp bị những nhóm tiêu thụ

công kích, đã mời một vài nhân vật trội nhất của nhóm vào hội đồng quản trị của họ. Dỉ

nhiên, những người được mời tham dự sẽ không thể nào công kích những quyết định mà

chính họ tham gia làm ra. Những nhà quản trị các công ty có khó khăn về tài chính cũng

thường mời ngân hàng vào trong hội đồng quản trị của họ, để dễ tiếp cận với thị trường

tiền tệ.

(7) Liên kết:Đây là trường hợp những tổ chức hợp lại trong một hành động chung. Cách

giải quyết này bao gồm những chiến thuật như thoả thuận phân chia thị trường, định giá,

phân chia lãnh thổ địa lý, hợp nhất, hoạt động chung và điều khiển chung. Những thoả

thuận có đi có lại, không viết ra, đôi khi bất hợp pháp và những giải quyết nhân nhượng

có thể ổn định môi trường bất trắc.

(8) Qua trung gian: Nhà quản trị có thể sử dụng cá nhân hay tổ chức khác để giúp họ

hoàn thành những kết quả thuận lợi. Cách thường dùng là vận động hành lang để tìm

kiếm những quyết định thuận lợi cho công việc của tổ chức.

(9) Quảng cáo: Là phương tiện quen thuộc nhất mà các tổ chức sử dụng để quản trị môi

trường. Những nhà quản trị tạo được những khác biệt giữa sản phẩm hay dịch vụ của họ

với những công ty khác trong ý thức của khách hàng thì có thể ổn định được thị trường

của họ và giảm thiểu bất trắc.

Xem thêm: dịch vụ luật sư li hôn

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
2.12316 sec| 1011.453 kb