Dịch vụ pháp lý là dịch vụ thiết yếu, không phải dịch vụ đặc biệt

view 325
comment-forum-solid 0

Dịch vụ pháp lý không phải ‘dịch vụ đặc biệt’, cũng không phải ‘dịch vụ xa xỉ’, mà là ‘dịch vụ thiết yếu’. Ước tính, khoảng 90% tổ chức, cá nhân Việt Nam chưa tiếp cận, sử dụng dịch vụ pháp lý, nghĩa là Luật sư đang có cơ hội tuyệt vời để mở rộng, phát triển thị trường dịch vụ pháp lý.

                            Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Vì sao dịch vụ pháp lý là dịch vụ "THIẾT YẾU"?

Hiểu đơn giản, pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện. Pháp luật là nhân tố điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội (chỉ một số ít quan hệ thuộc lĩnh vực đạo đức, tôn giáo, đảng phái… không chịu sự điều chỉnh của pháp luật). Như vậy, pháp luật không phải ‘đặc biệt’, không ‘xa vời’, mà hiện hữu xung quanh chúng ta.

Phần lớn các hoạt động, giao dịch của cá nhân, tổ chức thuộc lĩnh vực dân sự, được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự. Cụ thể, mỗi ngày chúng ta thực hiện hàng trăm giao dịch dân sự như: mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ, thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do đi lại, tự do kinh doanh… Pháp luật dân sự ‘gần’ đến mức, nhiều người đôi khi không nhận ra sự hiện diện của nó trong các hoạt động, giao dịch đó.

 Đối với doanh nghiệp, ngay từ khi thành lập doanh nghiệp, pháp luật điều chỉnh quan hệ này, cụ thể giữa các doanh nhân hình thành ‘luật’ (quy tắc ứng xử): lựa chọn ngành nghề kinh doanh, hình thức tổ chức kinh doanh, quy mô, hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn… đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước như đăng ký kinh doanh, thuế, bảo hiểm xã hội…

Một ví dụ, khi mua bán nhà đất chúng ta sẵn sàng chi tiền cho môi giới để họ kết nối. Thế nhưng rất ít khi các bên mời luật sư tư vấn, rà soát hợp đồng, hoặc đại diện đàm phán. Không ít trường hợp, sau đó họ nhờ mối quan hệ, chi các khoản không chính thức để đẩy nhanh thủ tục, mà không sử dụng dịch vụ pháp lý. Vấn đề không phải là khó tiếp cận dịch vụ pháp lý, cũng không phải vấn đề chi phí, mà đôi khi là thói quen (không tốt).

Lý thuyết quản trị doanh nghiệp và thực tế chứng minh, doanh nghiệp (tổ chức) hoàn chỉnh thì không thể không có chức năng pháp chế. Chức năng pháp chế cũng quan trọng, không thể thiếu như kế toán, tài chính, nhân sự, marketing… vấn đề là trong doanh nghiệp, ai thực hiện chức năng này và thực hiện như thế nào. Một số công việc lĩnh vực pháp chế do giám đốc tự thực hiện, một số công việc giao cho phòng hành chính, kế toán, thậm chí là kỹ thuật… Không ít doanh nghiệp năng lực tài chính tốt, nhưng không có pháp chế chuyên trách, cũng không sử dụng dịch vụ pháp lý thuê ngoài. Chúng tôi cho rằng, doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của chức năng pháp chế, đôi khi cũng là vấn đề thói quen (không tốt).

Sử dụng dịch vụ pháp lý là nên hiểu như là chuyên môn hóa, phân công lao động xã hội. Ví dụ cụ thể: người không có kiến thức về kiến trúc thì không nhận ra bất cập về thết kế của một công trình, nhưng một kiến trúc sư chỉ lướt qua có thể thấy thiếu sót, chắp vá của công trình không được thiết kế chuyên nghiệp. Một bác sỹ sẽ giật mình khi vì sự ‘liều lĩnh’ người bệnh cho rằng không có gì nghiêm trọng, nên tự khám bệnh, tự điều trị. Lĩnh vực pháp luật cũng vậy, khi gặp vấn đề, chúng ta cũng nên sử dụng dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp - chi phí ít hơn và mức độ an toàn cao hơn.

Tại các nước phát triển dịch vụ pháp lý phổ biến, ví dụ Mỹ có hơn 300 triệu dân, nhưng có hơn 01 triệu luật sư (nghĩa là tỷ lệ: 1/300), tại Nhật, Anh, Đức… tỷ lệ luật sư trên dân số phổ biến 1/300 đến 1/500. Thế nhưng, ở Việt Nam tỷ lệ này khá thấp trên danh nghĩa đạt: 1/5.000 (bằng khoảng 10% mức của các quốc gia phát triển). Thông thường, khi xảy ra những sự kiện pháp lý quan trọng: giao dịch quan trọng, vụ việc phức tạp, vụ án hình sự (gây thương tích, lừa đảo, trộm cắp…), thì mọi người mới tìm đến luật sư. Thế nhưng chúng tôi tin rằng, với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý sẽ tăng rất nhanh. Chuyên môn hóa, phân công lao động xã hội là tất yếu phổ biến, để chúng ta có cơ hội để sử dụng dịch vụ (pháp lý) để ít rủi ro hơn, hưởng chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn.

                                        Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Công ty Luật TNHH Everest - Triết lý cung cấp dịch vụ:

(i) Sự chuyên nghiệp: Dịch vụ pháp lý không phải ‘dịch vụ đặc biệt’, cũng không phải ‘dịch vụ xa xỉ’, mà là ‘dịch vụ thiết yếu’. Ước tính, khoảng 90% tổ chức, cá nhân Việt Nam chưa tiếp cận, sử dụng dịch vụ pháp lý, nghĩa là Luật sư đang có cơ hội tuyệt vời để mở rộng, phát triển thị trường dịch vụ pháp lý. Vấn đề là, nghĩ chuyên nghiệp, làm chuyên nghiệp: "Luật sư luôn có cơ hội truớc tiên để làm người tử tế. Như thế đã đủ làm giàu" (Abraham Lincoln).

(ii) Lợi thế so sánh: “Khi hòn đá lăn xuống đồi, người chiến binh giỏi sẽ vận dụng được đà lăn, người yếu đuối sẽ trốn chạy và người không biết sẽ bị đè bẹp” (Binh pháp Tôn tử). Chúng tôi nhận thức rằng, người am hiểu pháp luật sẽ nhận diện cơ hội và rủi ro pháp lý. Người tuân thủ pháp luật sẽ có được sự bền vững. Người sử dụng pháp luật thông minh sẽ nhận lại giá trị vượt trội. Bởi vậy, sử dụng dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp sẽ mang lại cho khách hàng lợi thế và lợi ích vượt trội.

(iii) Trách nhiệm và nghĩa vụ: Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng cơ bản của nghề luật sư. Luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng. Luật sư đồng thời có nghĩa vụ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Chúng tôi luôn ghi nhớ, lợi ích của Luật sư không tách rời lợi ích của xã hội, lợi ích của khác hàng. Lợi ích chắc chắn sẽ đến, nếu Luật sư nếu tuân thủ trách nhiệm và nghĩa vụ này.

Sử dụng dịch vụ pháp lý của Công ty Luật TNHH Everest - khách hàng được lợi gì?

(i) Đội ngũ hơn 30 luật sư, chuyên gia có kinh nghiệm, và cộng sự có chuyên môn trong nhiều lĩnh vực: dân sự, hình sự, hôn nhân, đất đai, doanh nghiệp, thương mại, lao động, sở hữu trí tuệ, tài chính, quản trị doanh nghiệp… chúng tôi khả năng hỗ trợ khách hàng xử lý các vấn đề trong liên quan tới nhiều lĩnh vực pháp lý khác nhau.

(ii) Ứng dụng công nghệ thông tin, chúng tôi có thể cung cấp dịch vụ pháp lý trực tuyến, tiêu chí: dễ tiếp cận, dễ sử dụng, giá hợp lý, mọi lúc, mọi nơi.

(iii) Quy trình chuyên nghiệp, các gói dịch vụ pháp lý đa dạng, chúng tôi có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng có nhu cầu khác nhau. Chúng tôi cam kết: cung cấp dịch vụ pháp lý có chất lượng tốt, thời gian nhanh, chi phí hợp lý.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Luật sư Phạm Ngọc Minh

Luật sư Phạm Ngọc Minh

https://everest.org.vn/luat-su-pham-ngoc-minh/ Luật sư Phạm Ngọc Minh - CEO Công ty Luật TNHH Everest. Luật sư Minh có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.27370 sec| 1034.57 kb