Các tài liệu, chứng cứ trong Hồ sơ "Vụ án cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng xảy ra ngày 23/01/2019 tại chợ Kim, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”, thể hiện: Công ty TNHH dịch vụ thương mại tổng hợp Việt Anh - gọi tắt: “Công ty Việt Anh” - đưa 40 đối tượng được trang bị súng bắn đạn cao su, hơi cay, áo giáp, dùi cui, bộ đàm, khóa số 8, lá chắn gắn chữ Security… giao ‘nhiệm vụ’: “ngăn chặn, khống chế và xử lý các trường hợp gây rối, tấn công hoặc các hoạt động phá hoại khác… kiểm soát các đối tượng ra/vào khu vực bảo vệ…”. Người của Công ty Việt Anh sau đó đã đổ cát chặn đường, hàn rào chắn bằng sắt và tôn chắn đường đi lại, của tiểu thương đang kinh doanh tại Chợ Kim.
Câu hỏi đặt ra: Tại sao lực lượng Công an huyện Đông Anh có mặt, nhưng không có hành động ngăn chặn đối với hành vi bạo lực, mang tính khủng bố của nhóm đối tượng thuộc Công ty Việt Anh [?].
[video width="1280" height="720" mp4="https://phaptri.vn/wp-content/uploads/2022/01/VTV-2016.09.21-Xe-thit-dat-cho-bien-ki-ot-thanh-biet-thu-1.mp4"][/video]
Ngày 15/10/2018, Tổ công tác QĐ 1779 - Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh có Kế hoạch số 05/KH-TCT “về việc di chuyển các hộ kinh doanh vào chợ tạm và rào chắn ranh giới chợ để triển khai thi công Chợ Kim xã Xuân Nộn”. Ngoài Kế hoạch số 05/KH-TCT này, Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh không ban hành bất cứ quyết định, chỉ thị nào về việc cho phép Công ty Việt Anh thi công tại khu vực Chợ Kim (cũ).
Ngày 23/01/2019, trong khi các hoạt động kinh doanh tại Chợ Kim đang diễn ra, thì Công ty TNHH dịch vụ thương mại tổng hợp Việt Anh - gọi tắt: “Công ty Việt Anh” - đưa 40 đối tượng được trang bị súng bắn đạn cao su, hơi cay, áo giáp, dùi cui, bộ đàm, khóa số 8, lá chắn gắn chữ Security - là nhân viên của Công ty Cổ phần dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp KTC Việt Nam - bất ngờ áp chế, đổ cát chặn đường vào Chợ Kim, hàn rào chắn bằng sắt và tôn chắn đường đi lại, của tiểu thương đang kinh doanh tại Chợ Kim.
Hồ sơ vụ án thể hiện, 40 đối tượng này được Công ty Việt Anh giao ‘nhiệm vụ’: “đảm bảo an ninh trật tự trong việc thực hiện thi công công trình của Công ty Việt Anh bằng việc ngăn chặn, không chế, xử lý của trường hợp gây rối, quá khích theo yêu cầu của Công ty Việt Anh” (Bút lục 970). Thời điểm này, tại Chợ Kim, có mặt nhiều sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ thuộc Công an huyện Đông Anh, nhưng không có hành động ngăn chặn đối với hành vi bạo lực, mang tính khủng bố của nhóm đối tượng thuộc Công ty Việt Anh.
Nhóm người của Công ty Việt Anh sau đó tiếp tục dùng máy xúc ủi phá hủy lều, lán của các tiểu thương đang kinh doanh tại Chợ Kim. Các tiểu thương ngăn chặn bằng việc yêu cầu nhóm người này dừng ngay những hành động phá hoại, cản trở hoạt động kinh doanh, buôn bán. Thế nhưng, nhóm người này không ngừng lại, tiếp tục dùng xe xúc ủi san gạt đổ các lều, lán. Hậu quả là, nhiều hàng hóa của các tiểu thương để bên trong không kịp di chuyển, bị hư hỏng. Một số tiểu thương trong quá trình bảo vệ tài sản thì bị xây xát.
Các tiểu thương phải tự phòng vệ: dùng xẻng xúc cát lấy đường đi, phá dỡ hàng rào chắn bằng sắt và tôn chắn đường đi lại vào Chợ Kim.
Theo các tiểu thương, lực lượng thuộc Công an huyện Đông Anh có mặt không thực hiện chức năng đã được quy định tại Luật Công an nhân dân, Bộ luật tố tụng hình sự:
Luật Công an nhân dân: “Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội” (Khoản 2 Điều 2); “Công an nhân dân có chức năng… bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về… trật tự, an toàn xã hội; thực hiện quản lý nhà nước về… bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật… trật tự, an toàn xã hội” (Điều 15).
Bộ luật tố tụng hình sự - về trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm: "Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cơ quan nhà nước phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Cơ quan nhà nước phải thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; phát hiện kịp thời hành vi vi phạm pháp luật để xử lý và thông báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát mọi hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình; kiến nghị và gửi tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Thủ trưởng cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về việc không thông báo hoặc cung cấp thông tin sai sự thật về hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát" (Khoản 1 Điều 5).
[video width="1280" height="720" mp4="https://phaptri.vn/wp-content/uploads/2022/01/VTV-2016.09.22-Thu-hoi-13-ki-ot-xay-trai-phep-tai-cho-Kim-Dong-Anh-1.mp4"][/video]
Ngày 15/11/2019, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Đông Anh ra Quyết định khởi tố vụ án (03 tội danh): “Cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng xảy ra ngày 23/01/2019 tại chợ Kim, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”. Tiếp đó, cơ quan này ban hành các Quyết định khởi tố bị can đối với mười sáu (16) bị can: Đỗ Thị Minh, Trần Thị Dân, Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Lân, Nguyễn Thị Mận, Lê Thị Nhung, Đoàn Thị Kim Hạnh, Nguyễn Thị Liên, Lê Thị Nhi, Lê Thị Tùng, Nguyễn Thị Hồng Thái, Phạm Thị Nhung, Trương Thị Út, Dương Thị Hồng, Hoàng Thị Quyên và Đào Văn Huyền - đều là các tiểu thương kinh doanh tại Chợ Kim - tội danh “gây rối trật tự công cộng” (Điểm b Khoản 2 Điều 318 Bộ luật hình sự).
Đến ngày 06/10/2021, 03 bị can là: bà Nguyễn Thị Thu Hiền, bà Đỗ Thị Minh, bà Trần Thị Dân bị bắt tạm giam, các bị can còn lại (13 người) áp dụng biện pháp ngăn chặn bị cấm đi khỏi nơi cư trú.
Ngày 08/12/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Đông Anh ban hành Bản kết luận điều tra vụ án hình sự đề nghị truy tố số 241/CQĐT-CSHS.
Ngày 24/12/2021, Viện kiểm sát nhân dân huyện Đông Anh ban hành Cáo trạng số 05/CT-VKSĐA, nội dung: Truy tố ra trước Tòa án nhân dân huyện Đông Anh để xét xử các bị can: Đỗ Thị Minh, Trần Thị Dân, Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Lân, Nguyễn Thị Mận, Lê Thị Nhung, Đoàn Thị Kim Hạnh, Nguyễn Thị Liên, Lê Thị Nhi, Lê Thị Tùng, Nguyễn Thị Hồng Thái, Phạm Thị Nhung, Trương Thị Út, Dương Thị Hồng, Hoàng Thị Quyên và Đào Văn Huyền về tội danh “gây rối trật tự công cộng” (Điểm b Khoản 2 Điều 318 Bộ luật hình sự - có hành vi phá phách, mức hình phạt từ 02 năm đến 07 năm tù),
Viện kiểm sát nhân dân huyện Đông Anh nhận định: trong khi chưa hoàn thành thủ tục pháp lý, “mới chỉ có “Biên bản bàn giao tạm thời diện tích 8.354 m2 đất… vào ngày 08/8/2014, nhưng Công ty Việt Anh đã ban hành thông báo, thuê công ty vệ sĩ, tiến hành rào tôn toàn bộ chợ Kim không cho tiểu thương buôn bán là không đúng quy định của pháp luật, gây ảnh hưởng gây bức xúc cho các tiểu thương đang kinh doanh, buôn bán tại chợ Kim” (Cáo trạng số 05/CT-VKSĐA, ngày 24/12/2021).
[video width="1920" height="1080" mp4="https://phaptri.vn/wp-content/uploads/2022/01/190123-Cho-Kim-2.mp4"][/video]
Nhóm người của Công ty Việt Anh đã chủ động chuẩn bị sẵn lực lượng tới 40 người, được trang bị súng bắn đạn cao su, hơi cay, áo giáp, dùi cui, bộ đàm, khóa số 8, lá chắn gắn chữ Security và các thiết bị khác, được Công ty Việt Anh giao ‘nhiệm vụ’: “ngăn chặn, khống chế và xử lý các trường hợp gây rối, tấn công hoặc các hoạt động phá hoại khác… kiểm soát các đối tượng ra/vào khu vực bảo vệ…, chỉ cho phép những người có thẩm quyền ra vào khu vực thi công…” (Bút lục 970) - mục đích để áp chế các tiểu thương. Tiếp đó, nhóm người này đã thực hiện các hành động: đổ cát chặn đường, hàn rào chắn bằng sắt và tôn chặn đường đi lại vào Chợ Kim (cũ), dùng máy xúc ủi phá hủy lều, lán của các tiểu thương - rất rõ ràng: hoạt động phá hoại, gây tổn thất cho cộng đồng, để tác động vào tâm lý đối phương gây hoang mang khiếp sợ. Đây mới thực sự là bản chất và nguyên nhân dẫn đến hành vi chống trả của các bị cáo và hàng trăm tiểu thương khác tại Chợ Kim.
Hành động chống trả (nêu trên) của các tiểu thương chợ Kim phù hợp với quy định phòng vệ chính đáng - Điều 22 Bộ luật hình sự: “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”.
Nghị quyết số 02-HĐTP-TANDTC/QĐ của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 05/01/1986: “Hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là phòng vệ chính đáng khi có đủ các điều kiện sau đây: (a) Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội; (b) Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ; (c) Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại; (d) Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại” (Mục II).
Thứ nhất, nhóm khủng bố đã phá hỏng lán và tài sản của các tiểu thương tại Chợ Kim không thuộc trường hợp được pháp luật cho phép. Như vậy, nhóm người này đã xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ, rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội, cần được ngăn chặn ngay tức khắc.
Thứ hai, hành vi chống trả của các tiểu thương, như: hô hoán, yêu cầu những nhóm khủng bố chấm dứt hành vi bất hợp pháp, sau đó mới tăng dần mức độ - dùng rau, củ, quả ném về phía nhóm ‘khủng bố’, xúc đống cát chặn trước cổng Chợ Kim để lấy đường đi… không chỉ nhằm gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại.
Thứ ba, hành vi chống trả của các tiểu thương là tương xứng với hành vi xâm hại, không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại của nhóm khủng bố, phá hoại tài sản.
Như vậy: hành vi của các tiểu thương phù hợp với quy định về phòng vệ chính đáng; 02 (hai) tiểu thương bị Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Đông Anh khởi tố hình sự, tội “Gây rối trật tự công cộng” là không đúng với sự thật khách quan, có dấu hiệu oan, sai.
[video width="1280" height="720" mp4="https://phaptri.vn/wp-content/uploads/2022/01/VTV-2016.09.23-Hon-180-tieu-thuong-cho-Kim-khong-chap-thuan-vao-cho-moi.mp4"][/video]
Các cơ quan báo chí uy tín, như: Đài truyền hình Việt nam - VTV, Báo Nhân dân, Báo Thanh tra, Báo người đại biểu nhân dân, Báo Hà Nội mới… đăng tải nhiều bài viết thể hiện: quá trình "xã hội hóa" chợ Kim không công khai, minh bạch, giả mạo chữ ký của các tiểu thương; quy trình tổ chức đấu thầu chợ Kim có nhiều sai sót nghiêm trọng... là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn kéo dài giữa Chủ đầu tư (Công ty Việt Anh) và các tiểu thương kinh doanh tại Chợ Kim:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm