Hệ thống chính trị Việt Nam

Bởi Trần Thu Hoài - 06/12/2019
view 880
comment-forum-solid 0

Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là toàn bộ các thiết chế chính trị gắn bó hữu cơ, tác động lẫn nhau cùng thực hiện quyền lực của nhân dân lao động.

Hệ thống chính trị Việt Nam Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Trần Thị Thu Hoài - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đai tư vấn (24/7): 1900 6198

Khái niệm, đặc điểm của hệ thống chính trị 

Hệ thống chính trị (HTCT) xã hội chủ nghĩa là toàn bộ các thiết chế chính trị gắn bó hữu cơ, tác động lẫn nhau cùng thực hiện quyền lực của nhân dân lao động.

Ở Việt Nam, HTCT mới ra đời sau Cách mạng Tháng Tám với sự hình thành nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam á. Cùng với sự phát triển của chế độ mới, HTCT nước ta ngày nay càng phát triển và hiện nay là HTCT XHCN. Mục tiêu là xây dựng một xã hội phồn vinh, dân chủ, bình đẳng, không có áp bức bóc lột.

Về đặc điểm: Là một hệ thống tổ chức chặt chẽ, khoa học trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức. Vấn đề đó được thể hiện rõ trong pháp luật nước ta, đặc biệt là Hiến pháp 1992. Tính tổ chức cao của HTCT nước ta được đảm bảo bởi các nguyên tắc chỉ đạo: Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; Sự lãnh đạo của Đảng; Tập trung dân chủ; Pháp chế XHCN. Hệ thống chính trị Việt Nam có sự thống nhất về lợi ích lâu dài và mục tiêu hoạt động. Tính thống nhất của HTCT XHCN VN bắt nguồn từ sự thống nhất về kinh tế, chính trị, tư tưởng trong xã hội nước ta. Các thiết chế của HTCT nước ta như Đảng, nhà nước, tổ chức xã hội tuy có vị trí ,chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng đều nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân lao động. HTCT XHCN VN có tính dân chủ. Dân chủ là mục tiêu, động lực, phương tiện để tổ chức vận hành HTCT. Các thiết chế cấu thành HTCT đều là các thiết chế của nền dân chủ XHCN. Đó là những tổ chức được thành lập ra nhằm thực hiện và đảm bảo các lợi ích, nhu cầu của giai cấp công nhân, nhân dân lao động. Các tổ chức trên được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, vừa đảm bảo tập trung thống nhất vừa tạo điều kiện cho các bộ phận của tổ chức phát huy tính chủ động, sáng tạo trong giải quyết các công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Quan hệ giữa các tổ chức trong HTCT nước ta là quan hệ bình đẳng, mọi vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ đa dạng phức tạp đó được giải quyết theo một cơ chế dân chủ.

Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, Đảng và nhà nước chú trọng tiến hành đổi mới mạnh về kinh tế kết hợp với sự đổi mới từng bước vững chắc HTCT. Vấn đề đổi mới HTCT đòi hỏi phải: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; cải cách và nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước; kiện toàn các tổ chức xã hội.

Tìm hiểu thêm: Xử lý hành chính

Cơ cấu hệ thống chính trị

Đảng cộng sản Việt Nam

ĐCSVN, đội tiên phong giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội (Điều 4 Hiến pháp 1992). Trong HTCT VN, ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.

Ở nước ta nhân dân lao động thực hiện quyền lực của mình không chỉ bằng nhà nước mà còn thông qua các tổ chức xã hội. Với tư cách là một bộ phận cấu thành HTCT VN, các tổ chức xã hội được gọi là tổ chức chính trị xã hội và có các đặc điểm sau:

Được thành lập một cách tự nguyện và hoạt động theo nguyên tắc tự quản nhằm thỏa mãn lợi ích các thành viên.

Các quyết định của các tổ chức xã hội chỉ có hiệu lực đối với nội bộ tổ chức đó.

Tài sản của tổ chức chính trị xã hội hình thành bằng sự đóng góp của thành viên, bằng tài trợ của các tổ chức quốc tế, bằng hoạt động sản xuất kinh doanh và một phần là của nhà nước.

Hoạt động bằng phương pháp giáo dục, thuyết phục, bằng biện pháp tác động xã hội. Đó là đặc điểm chung của các tổ chức chính trị xã hội, từng tổ chức cụ thể lại có những đặc điểm riêng.

Xem thêm: Biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng

Tổ chức chính trị xã hội 

Mặt trận tổ quốc Việt Nam: là liên minh chính trị của các giai cấp, tầng lớp nhân dân, dân tộc và tôn giáo, nhiệm vụ của MTTQVN là củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, động viên nhân dân tích cực tham gia và quản lý nhà nước.

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam: là tổ chức của giai cấp công nhân và cán bộ viên chức nhà nước, bảo đảm đời sống vật chất của các thành viên và bảo vệ lợi ích của họ.

Đoàn TNCSHCM là tổ chức rèn luyện và bồi dưỡng thế hệ trẻ, lực lượng xung kích trong lao động sản xuất và nghiên cứu khoa học.

Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam: là tổ chức của phụ nữ Việt Nam, có nhiệm vụ giáo dục thành viên hiểu rõ vai trò của họ đối với Tổ quốc, động viên họ nâng cao tinh thần phấn đấu vương lên trong mọi lĩnh vực xã hội.

Hội nông dân Việt Nam: là đại biểu của giai cấp nông dân , có nhiệm vụ động viên nông dân hăng hái lao động sản xuất và tham gia xây dựng, quản lý nhà nước.

Mối quan hệ nhà nước và tổ chức xã hội:

Nhà nước quy định về mặt pháp lý hình thức để các tổ chức chính trị xã hội tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, đồng thời tạo điều kiện để các tổ chức chính trị xã hội hoạt động.

Các tổ chức chính trị xã hội là chỗ dựa của nhà nước, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, là cầu nối nhân dân với nhà nước.

Trong mối quan hệ nhà nước- tổ chức xã hội, các tổ chức chính trị xã hội tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước bằng cách tham gia trong tổ chức bầu cử cơ quan quyền lực nhà nước, tham gia xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật và hành vi tham nhũng,hối lộ... trong bộ máy nhà nước thông qua kiểm tra mang tính xã hội đối với hoạt động bộ máy nhà nước.

Tìm hiểu thêm các nội dung liên quan tại đây!

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Trần Thu Hoài

Trần Thu Hoài

https://everest.org.vn/chuyen-vien-tran-thu-hoai "Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài tham gia Công ty Luật TNHH Everest từ năm 2020 đến nay. Các vụ án nổi bật Chuyên viên Trần Thị Thu Hoài đã trực tiếp tham gia và hỗ trợ: Thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân tại Cát Hải, Hải Phòng. "

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.77907 sec| 1037.977 kb