Tổng Thư ký Quốc hội theo quy định của pháp luật Việt Nam được hiểu là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội Việt Nam. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, sửa đổi năm 2020, Tổng thư ký có trách nhiệm trong những công việc như tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội. Trong thực tế, Tổng thư ký cũng đồng thời là người phát ngôn của Quốc hội Việt Nam, Ủy ban thường vụ Quốc hội; tổ chức các nghiệp vụ thư ký tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; tập hợp, tổng hợp các ý kiến của đại biểu Quốc hội; ký biên bản kỳ họp, biên bản phiên họp.
Hiện nay dựa trên kết quả công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu ông Bùi Văn Cường tiếp tục giữ chức Tổng Thư ký Quốc hội với tỷ lệ 95,79% (478/478 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, tổng số đại biểu Quốc hội khóa XV là 499 đại biểu).
Xem thêm: Dịch vụ thư ký pháp lý từ xa của Công ty Luật TNHH Everest
Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định cụ thể:
"1 Tổng thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Tổng thư ký Quốc hội có trách nhiệm tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham mưu cho Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự kiến chương trình làm việc của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; về quy trình, thủ tục thực hiện hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội;
b) Phối hợp với Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan xây dựng dự thảo nghị quyết về các nội dung do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao;
c) Là người phát ngôn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; tổ chức công tác cung cấp thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, bảo tàng, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội;
d) Tổ chức các nghiệp vụ thư ký tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; tập hợp, tổng hợp các ý kiến của đại biểu Quốc hội; ký biên bản kỳ họp, biên bản phiên họp;
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
2. Giúp việc cho Tổng thư ký Quốc hội có Ban thư ký. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ban thư ký do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định".
Căn cứ dựa trên quy định của pháp luật đề, Tổng thư ký Quốc hội có trách nhiệm:
(i) Tham mưu về dự kiến chương trình làm việc và quy trình, thủ tục thực hiện hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội
(ii) Tổ chức các nghiệp vụ thư ký tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; tập hợp, tổng hợp các ý kiến của đại biểu Quốc hội; ký biên bản kỳ họp, biên bản phiên họp.
(iii) Phối hợp với Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan xây dựng dự thảo nghị quyết về các nội dung do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
(iv) Là người phát ngôn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; tổ chức công tác cung cấp thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, bảo tàng, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
(v) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
Giúp việc cho Tổng thư ký Quốc hội có Ban thư ký. Ban Thư ký có hai Phó Tổng Thư ký Quốc hội và các Ủy viên Ban Thư ký. Một Phó Tổng Thư ký Quốc hội đồng thời là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, một Phó Tổng Thư ký Quốc hội đồng thời là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, do Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội. Các Ủy viên Ban Thư ký hoạt động kiêm nhiệm, là người đứng đầu một số vụ, đơn vị của Văn phòng Quốc hội. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ban thư ký do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest
Trên thực tế, Ủy viên Ủy ban thường vụ quốc hội và Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội là hai chức danh khác nhau.
- Ủy viên Ủy ban thường vụ quốc hội phải làm nhiệm vụ của Ủy ban thường vụ quốc hội
- Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội phải làm nhiệm vụ của văn phòng Quốc hội, nhưng địa vị pháp lý của Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội chưa được xác định cụ thể, rõ ràng.
Trong nhiều khóa Quốc hội, Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm các Ủy ban và Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đều cùng là Ủy viên Ủy ban thường vụ quốc hội và trên thực tế, có địa vị pháp lý như nhau, nhưng địa vị pháp lý của Chủ nhiệm Ủy ban và của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc được xác định rõ ràng trong Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020.
Bên cạnh đó thì tất cả các cơ quan của Quốc hội đều được “danh chính ngôn thuận” ghi trong Luật tổ chức Quốc hội, còn về văn phòng Quốc hội lại không có bất cứ điều nào quy định. Điều 92 của Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020 cũng chỉ ghi: “Ủy ban thường vụ quốc hội tổ chức bộ máy giúp việc của Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Tổ chức, nhiệm vụ của các cơ quan này do Ủy ban thường vụ quốc hội quy định”.
Do tên cơ quan, chức danh không được xác định rõ ràng, lại có đặc thù trong tổ chức bộ máy và cán bộ (tất cả các cơ quan của Quốc hội và của Ủy ban thường vụ quốc hội chỉ có duy nhất một Văn phòng phục vụ) nên trong công việc, luôn có những khó khăn nhất định. Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội hiểu như thế nào thì làm thế đó và theo năng lực, trình độ đến đâu thì quản lý, điều hành đến đó, cấp trên rất khó kiểm soát, rất khó đánh giá một cách chi tiết, cặn kẽ. Chỉ có điều có thể nhận biết là, đa phần các vị Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội đều đã đề cao trách nhiệm và làm việc hết sức mình.
Trong đối ngoại, do chức danh không có tính phổ quát nên khi quan hệ với nhiều Nghị viện trên thế giới, họ cũng không hiểu rõ chức danh này làm việc gì.
Xem thêm: Pháp trị tại Công ty Luật TNHH Everest.
4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
(i) Bài viết Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng thư ký Quốc hội Việt Nam được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
(ii) Bài viết Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng thư ký Quốc hội có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm