Trường hợp kháng cáo quá hạn

Bởi Trần Thu Thủy - 10/01/2020
view 645
comment-forum-solid 0

Nội dung bài viết [Ẩn]

Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Toà án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ, nếu có cho Toà án cấp phúc thẩm.

Câu hỏi tư vấn:

Tôi có một vấn đề muốn nhờ luật sư tư vấn: Tôi có đọc bài viết "Đơn kháng cáo trễ hạn", phân tích pháp lý như sau: Tại Việt Nam, một vụ án được xét xử qua hai cấp: sơ thẩm và phúc thẩm. Sau khi xử sơ thẩm, nếu đương sự không đồng ý với phán quyết của tòa sơ thẩm thì có quyền “kháng cáo”. Tuy nhiên, luật chỉ dành cho các đương sự một thời gian ngắn là 15 ngày, kể từ ngày tòa tuyên án để kháng cáo. Nếu hết thời hạn 15 ngày đương sự sẽ không còn quyền kháng cáo nữa.Trên thực tế, có nhiều người do chưa nắm rõ vấn đề này, lại không có luật sư nên nhiều khi cứ nghĩ rằng phải chờ nhận bản án sơ thẩm thì mới kháng cáo. Hoặc 15 ngày là không tính vào các ngày nghỉ (thứ Bảy, Chủ Nhật), ngày lễ … Và vô tình đã làm mất đi quyền kháng cáo của mình. Hoặc cũng có trường hợp vì lý do bất khả kháng nào đó, nên không kịp làm đơn kháng cáo (Nếu không kháng cáo, sau 15 ngày bản án sơ thẩm sẽ có hiệu lực pháp luật, phải thi hành), luật tố tụng dân sựcó quyđịnh trường hợp “kháng cáo quá hạn”:Tòa xem xét và đánh giá nguyên nhân kháng cáo quá hạn, từ đó sẽ có thể chấp nhận đơn kháng cáo của đương sự - trên nguyên tắc bảo đảm quyền kháng cáo và thông cảm cho những lý do khách quan của đương sự - dẫn đến việc phải kháng cáo quá hạn.Vậy luật sư cho tôi xin hỏi: Nếu như đãnộp kháng cáo quá hạn vàbản trình bày lý do nhưng họ vẫn không giải quyết (nghĩa là không được chấpnhận đơn kháng cáo trể hạn) thì phải làm sao khi tại phiên tòa sơ thẩm đã giải quyết không đúng, không đủ, không hợp lý? Trong tình huống như vậy phải làm cách nào để được kháng cáo hay tiếp nhận hồ sơ để giải quyết vấn đề?

Luật sư trả lời:

Về vấn đề kháng cáo quá hạn, Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (Sửa đổi, bổ sung 2011) quy định như sau:

"Điều 247. Kháng cáo quá hạn:1. Kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 245 của Bộ luật này là kháng cáo quá hạn. Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Toà án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ, nếu có cho Toà án cấp phúc thẩm.2. Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Toà án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Hội đồng có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Toà án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn và Toà án cấp sơ thẩm; nếu Toà án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Toà án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định và gửi hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúc thẩm".

Căn cứ quy định trên, đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện (người có quyền kháng cáo) có quyền kháng cáo quá hạn, tuy nhiên, việc chấp nhận hay không đơn kháng cáo trễ hạn là phụ thuộc vào quyết định của Hội đồng thẩm phán cấp phúc thẩm. Khi đơn kháng cáo quá hạn không được chấp nhận thì bản án có hiệu lực pháp luật, đương sự không còn quyền kháng cáo.

Như vậy, các bản án sau khi đơn kháng cáo trễ hạn không được chấp nhận, nếu bản án không bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì bản án có hiệu lực pháp luật nên, như phân tích ở trên, quyền chấp nhận đơn kháng cáo trễ hạn do Hội đồng thẩm phán phúc thẩm quyết định nên đương sự nếu không được chấp nhận đơn kháng cáo thì không có quyền kháng cáo bản án đó nữa.

-Đối với bản án, quyết định tại phiên tòa sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì căn cứ Khoản 2, Điều 17, Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) bản án, quyết định đóđược xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Về việc phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm (thủ tục xét lại bản án khi có vi phạm pháp luật) như sau:

"Điều 284. Phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm: 1. Trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.2. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này".

Căn cứ quy định trên cùng thông tin bạn cần tư vấn thìsau khi đơn kháng cáo trễ hạn không được chấp nhận, trong thời hạn một năm,kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện thấy bán án đã tuyên khôngđúng, không đủ, không hợp lý do có vi phạm pháp luật thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với một trong những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (được liệt kêsau) để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:

- Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp (trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.)

- Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện.

Đương sự để thực hiện quyền trên, cần có đơn đề nghịĐơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm có các nội dung chính theo quy định tại Khoản 1, Điều 284a, Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) và phảigửi kèm theo đơn bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho người yêu cầu của mình là có căn cứ vàgửi cho người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Điều 285 của Bộ luật này.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.17877 sec| 1005.578 kb