Những điều cần biết về doanh nghiệp xã hội

Bởi Trần Thu Thủy - 05/01/2020
view 539
comment-forum-solid 0

Khái niệm về doanh nghiệp xã hội

Trên thế giới, mô hình doanh nghiệp xã hội ra đời sớm nhất ở nước Anh vào khoảng đầu thế kỷ XVII và đâỵ cũng là quôc gia có phong trào doanh nghiệp xã hội phát triển nhất hiện nay. Vào năm 1665, khi một đại dịch hoành hành ở Luân Đôn khiến cho nhiêu gia đình giàu có, vốn là các chủ xưởng công nghiệp và cơ sở thương mại rút khỏi thành phố, để lại tình trạng thất nghiệp tăng nhanh trong nhóm dân nghèo lao động. Trong bối cảnh đó, Thomas Firmin đã đứng ra thành lập một xí nghiệp sản xuất và sử dụng nguồn tài chính cá nhân cung cấp nguyên liệu cho nhà máy để tạo và duy trì việc làm cho 1.700 công nhân. Ngay từ khi thành lập, ông tuyên bố xí nghiệp không theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và số lợi nhuận sẽ được chuyển cho các quỹ từ thiện. Từ mô hình doanh nghiệp xã hội đâu tiên này, các doanh nghiệp xã hội khác cũng bắt đầu được thành lập tại các thành phố khác nhau của nước Anh và dần dần phong trào thành lập doanh nghiệp xã hội bắt đầu lan rộng trên toàn thế giới.

Như vậy, cách định nghĩa về doanh nghiệp xã hội của các quốc gia và tổ chức khác nhau, tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi nước và khu vực, cũng như đặc thù và ưu tiên của từng tô chức. Ở Việt Nam, Luật Doanh nghiệp 2014 là đạo luật đâu tiên khẳng định vai trò của doanh nghiệp và đưa ra một định nghĩa chính thức về mô hình doanh nghiệp này. Theo đó, một doanh nghiệp sẽ được coi là doanh nghiệp xã hợi khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau đây: Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định cùa Luật này; Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp đê tái đâu tư nhăm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đà đăng ký.

Tóm lại, căn cứ vào thực tiễn và quy định pháp luật có liên quan của Việt Nam, có thê định nghĩa về khái niệm doanh nghiệp xã hội như sau: Doanh nghiệp xã hội là một trong các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, hoạt động không vì mục tiêu tôi đa hóa lợi nhuận mà được thành lập với mục tiêu là đê giải quyết các vấn đề xã hội nhất định mà doanh nghiệp này theo đuổi, bên cạnh mục tiêu kinh tế. Phần lớn lợi nhuận thu được của doanh nghiệp dùng đê phục vụ mục tiêu xã hội, ngoài ra, doanh nghiệp xã hội có thể cung cấp các dịch vụ phục vụ cộng đồng như. giảo dục, văn hóa, môi trường, đào tạo nghề...

Đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp xã hội

Từ định nghĩa chung về doanh nghiệp xã hội có thể rút ra một số đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp xã hội như sau: Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được thành lập và hoại động theo một trong sô những loại hình doanh nghiệp được quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014

Pháp Luật Doanh nghiệp Việt Nam lại có quy định khác đi về vấn đề này. Với cách gọi tên là mô hình “doanh nghiệp xã hội” nên dấu hiệu đầu tiên có thể được sử dụng đê nhận diện doanh nghiệp xã hội chính là ở hình thức tổ chức của nó. Cụ thể, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.

“Doanh nghiệp”, theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014, được hiểu là: “tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhăm mục đích kinh doanh”. Như vậy, doanh nghiệp xã hội trước hêt phải là một tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Được hiểu là thành lập hợp pháp khi doanh nghiệp xã hội được hình thành thông qua chế độ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan Nhà nước có thâm quyên, đáp ứng đầy đủ các điều kiện thành lập doanh nghiệp đặt ra đôi với người thành lập và các điều kiện kinh doanh đặt ra đối với từng ngành nghề kinh doanh cụ thể (nếu có), v.v... Bên cạnh đó, căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2014 có thể thấy hiện nay pháp luật doanh nghiệp nước ta thừa nhận năm loại hình doanh nghiệp, bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty TNHH một thành viên. Theo đó, “doaj nhân xã hội” khi có nguyện vọng thành lập doanh nghiệp xã hội chỉ cỏ thể lựa chọn tổ chức doanh nghiệp đó theo một trong năm loại hình doanh nghiệp nêu trên.

Doanh nghiệp xã hội luôn đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu

Đối với những doanh nghiệp thông thường, hoạt động chính của doanh nghiệp sẽ là hoạt động kinh doanh nhàm mục đích sinh lợi. Nói cách khác, tối đa hóa lợi nhuận luôn là yếu tố đặc biệt quan trọng và được đặt lên hàng đầu trong quá trình doanh nghiệp tồn tại. Lợi nhuận này sau đó sẽ được tái đầu tư hoặc được sử dụng để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Hiện nay ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận thức được một cách rõ ràng trách nhiệm đối với xã hội nên đã không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm,dịch vụ để cung cấp cho người tiêu dùng những săn phẩm với chất lượng tốt nhất, thực hiẹn nghiêm túc các chế độ cho người lao động, xây dựng hệ thống xử lý chất thải nhằm bảo vệ môi trường, hay trích một phần trong tổng iOị nhuận hàng năm đóng góp cho các quỹ từ thiện, tri ân người có công…. Tất cả những hành động thể hiện trách nhiệm xã hội của doaniì nghiệp sẽ góp phần nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và ở một mức độ nhất định, sẽ ảnh hưởng tích cực đến các li ích về kinh tế mà doanh nghiệp nhận được trong tương lai.

Trong khi đó, doanh nghiệp xã hội vẫn thực hiện hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận nhưng đây không phải là mục tiêu trên hết cùa doanh nghiệp xã hội mà thay vào đó, doanh nghiệp xã hội đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu. Mục tiêu hoạt động cúa các doanh nghiệp xã hội “không phải lấy lợi nhuận, mà là phục vụ những yêu cầu xã hội, nhu xóa đói, giảm nghèo, ho trợ đối tượng bị yếu thế, xử lý vấn đề môi trường, ô nhiễm môi trường, đào tạo cho những người khuyết tật...

Đặc điểm này khiến cho doanh nghiệp xã hội dễ bị nhầm lẫn với các tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện hay tổ chức phi chính phủ. Những tổ chức này sử dụng nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân khác để làm từ thiện hay hỗ trợ tài chính cho những đổi tượng gặp khó khăn trong xà hội. Như vậy, hoạt động của các tổ chức trên chỉ thuần túy mang tính chất giúp đỡ, hỗ trợ về mặt tài chính cho một số đối tượng gặp khó khăn trong xã hội chứ không giải quyết được tận gốc các vấn đề xã hội đó

Doanh nghiệp xã hội thực hiện tái phân phổi lợi nhuận để phục vụ mục tiêu xã hội

Doanh nghiệp xã hội, với tư cách là một doanh nghiệp, cũng thực hiên hoạt động kinh doanh và thu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đó' tuy nhiên, doanh nghiệp xã hội lại không thực hiện việc phân phối lợi nhuận như doanh nghiệp thông thường mà sử dụng lợi nhuận đó để tái đầu tư với mục tiêu giải quyêt các vân đê xã hội mà doanh nghiệp theo đuổi. Điều đó có nghĩa là các doanh nhân khi đầu tư vào doanh nghiệp xã hội không nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận cho bản thân mình mà hướng tới việc giúp đỡ cộng đông giải quyêt các vân đê xã hội như việc làm, đói nghèo hay môi trường. Trước khi Luật Doanh nghiệp 2014 được ban hành, việc áp dụng cách thức nào, quyết định trích bao nhiêu % lợi nhuận hàng năm để tái đầu tư nhàm giải quyết các vấn đề xã hội hoàn toàn phụ thuộc vào các doanh nghiệp xã hội hay bản thân chủ sở hữu/người sáng lập của các doanh nghiệp đó. Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp xã hội bắt buộc phải trích ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

Trước đây, khi chưa có khung pháp lý rõ ràng cho doanh nghiệp xã hội thì mô hình doanh nghiệp này- với tính chất là một tổ chức kinh tê được thành lập nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội sẽ được Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động thông qua các cơ chế hỗ trợ, ưu đãi cụ thể. Chính những sự ưu đãi đặc biệt trong cơ chế chính sách dành cho doanh nghiệp xã hội đã khiên cho không ít doanh nghiệp được thành lập đội lốt doanh nghiệp xã hội chỉ để được hưởng ưu đãi về chính sách mà không thực hiện bất  cứ mục tiêu xã hội nào trên thực tế.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.42829 sec| 1015.672 kb