Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính lao động. Theo đó, kế toán sử dụng đồng thời các công cụ thống kế, công cụ tính toán và các công cụ quản lý khác, theo nguyên tắc ghi số công cụ tính toán và các công cụ quản lý khác, theo nguyên tắc ghi sổ kịp (double entry).
Kiểm tra ít nhất 2 lần (hai cấp kiểm tra khác nhau) cho mỗi lần lập chứng từ, cho mỗi lần ghi sổ kế toán cho mỗi lần lập báo cáo kế toán. Như vậy, kế toán là việc ghi nhận, xử lý, kiểm tra, phân tích và lập báo cáo tổng hợp về các nghiệp vụ kinh tế (các sự kiện làm tăng, giảm tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp) trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, đó là một chu trình liên tục từ khâu lập chứng từ, kiểm tra và phân loại chứng từ, ghi, chốt số dư và khóa sổ kế toán, lập báo cáo kế toán. Kế toán ở doanh nghiệp bao gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị.
(i) Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của doanh nghiệp. Kế toán tài chính có nhiệm vụ thu thập và xử lý thông tin kinh tế doanh nghiệp một cách liên tục, chủ yếu được biểu hiện dưới hình thái giá trị (đơn vị tiền tệ).
Kết quả đầu ra của kế toán tài chính là báo cáo tài chính (năm, quý) của toàn bộ doanh nghiệp và được công bố công khai đến các đối tượng có nhu cầu, chủ yếu là các chủ thể bên ngoài doanh nghiệp (nhà nước, tổ chức tín dụng, người bán, người mua, nhà đầu tư…)
(ii) Kế toán quản trị là việc thu nhập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. Kế toán quản lý có nhiệm vụ thu thập và xử lý thông tin kinh tế dưới nhiều hơn một hoặc cả ba hình thái giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Kết quả đầu ra là các báo cáo kế toán quản trị của từng đối tượng kế toán (tài sản, khoản nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu - chi phí- thu nhập...) tương ứng với từng thời kỳ cụ thể và ở từng đơn vị, bộ phận trực thuộc doanh nghiệp, được cung cấp đến các lãnh đạo - quản lý doanh nghiệp theo yêu cầu quản trị nội bộ và làm cơ sở cho việc ra quyết định quản lý- điều hành doanh nghiệp.
Xem thêm: Dịch vụ thư ký pháp lý từ xa của Công ty Luật TNHH Everest
Tài chính doanh nghiệp là một phần trọng yếu của Hệ thống tài chính quốc gia (ngân sách nhà nước, tài chính doanh nghiệp, tài chính của các hiệp hội, tài chính dân sự, hộ gia đình, tài chính quốc tế...). Tài chính doanh nghiệp được hiểu là tổng thể những quan hệ giá trị (biểu hiện bằng tiền) trong nội bộ doanh nghiệp và những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác tỏng nền kinh tế. Những quan hệ giá trọ đó liên tục được xác lập, thay đổi, chấm dứt trong quá trình tạo lập, quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp bao gồm:
- Quan hệ giá trị trong nội bộ doanh nghiệp: Các mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý của doanh nghiệp, giữa các đơn vị, bộ phận trực thuộc doanh nghiệp, giữa cổ đông, người góp vốn với cán bộ quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa người sử dụng lao động và người lao động.
- Quan hệ giá trị với thị trường (thường diễn ra tại thì trường tài chính và/ hoặc thị trường hàng hóa- dịch vụ): Các mối quan hệ được xác lập trong quá trình đầu tư, kinh doanh và các thảo thuận thương mại - tài chính với các tổ chức, các nhân khác (hoạt động tín dụng, phát hành chứng khoán, hoạt động kinh doanh thương mại...)
- Quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các cơ quan công quyền ( hưởng các ưu đãi đầu tư, hỗ trợ lao động và giải quyết việc làm, nghĩa vụ thuế, quyền khấu trừ thuế, thủ tục hoàn thuế, các nghĩa vụ về phí, lệ phí, thanh kiểm tra chấp hàng pháp luật tài chính...)
Quản trị tài chính doanh nghiệp là quá trình xác lập và kiểm soát sự vận động liên tục của tài sản và nguồn vốn trong suốt quá trình đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản (cổ phiếu) cho các chủ sở hữu. Quản trị tài chính có nhiệm vụ các lập và kiểm soát hai luồng thông tin mô tả sự luân chuyển trái chiều của dòng tiền (lưu chuyển tiền tệ) so với dòng vật chất (từ nguyên bật liệu - đầu vào cho đến đầu ra - thành phẩm, hàng hóa). Theo đó, tương ứng với dòng vật chất đi vào (mua thiết bị, nguyên vật liệu... đầu vào) là dòng tiền đi ra (xuất quỹ trả tiền mua hàng), qua quá trình sản xuất, kinh doanh (chế biến - tiêu thụ) của doanh nghiệp, thì tương ứng với dòng tiền vật chất đi ra (xuất bán thành phẩm, hàng hóa) là dòng tiền đi vào (thu tiền bán hàng). Như vậy, tài chính và kế toán là hai mặt thống nhất của vấn đề quản trị tài chính, kết quả đầu ra của kế toán (đặc biệt là các báo cáo kế toán quản trị) làm cơ sở trọng yếu cho các cấp quản lý xem xét và đưa ra các quyết định quản lý, ngược lại các quyết định quản lý, ngược lại các quyết định quản lý là cơ sở pháp lý để thực hiện đúng và đủ chức năng của kế toán.
Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest
(i) Bài viết trong lĩnh vực doanh nghiệp nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, Quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.net.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm