Thương lượng trong giải quyết tranh chấp lao động

Bởi Trần Thu Thủy - 16/05/2020
view 792
comment-forum-solid 0

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp mà không cần đến vai trò của bên thứ ba. Trong lao động cũng vậy, nó được ghi nhận là một biện pháp ưu tiên cho quá trình giải quyết các tranh chấp nảy sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198

Theo quy định tại khoản 5 Điều 194 Bộ luật lao động 2012, việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội. Từ đó có thể thấy thương lượng là một biện pháp rất quan trọng – biện pháp đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Đây cũng là nguyên tắc mà pháp luật quy định khi tiến hành giải quyết tranh chấp lao động.

Những người tham gia thương lượng sẽ thể hiện quan điểm, ý kiến của mình về cách giải quyết xung đột giữa họ và bên liên quan. Trong quá trình đó, các bên có quyền bình đẳng với nhau về mọi vấn đề. Không bên nào được áp đặt ý chí bên đối diện phải tuân theo quan điểm, ý kiến của mình. Kết quả của quá trình thương lượng, một là sự đồng thuận của hai bên và khúc mắc được giải quyết, hai là vấn đề diễn biến không khả quan, không có tiếng nói chung, từ đó hai bên tranh chấp sẽ tiếp tục sử dụng các biện pháp khác để giải quyết tranh chấp. 

Ưu điểm của thương lượng giải quyết tranh chấp lao động

Tạo ra khả năng hàn gắn, gìn giữ mối quan hệ lao động

Ngoại trừ tranh chấp về việc đòi quyền lợi khi bị sa thải (chấm dứt quan hệ lao động) thì phần lớn trong các tranh chấp lao động khác, các bên đều có mong muốn tiếp tục duy trì mối quan hệ lao động đó, bởi việc cung – cầu lao động, tạo công ăn việc làm là vấn đề không đơn giản. Do đó, cho dù đặt mình vào một tranh chấp lao động thì người lao động luôn luôn mong muốn cải thiện tình trạng hơn là làm xấu đi tình trạng đó, và song song là ở phía người sử dụng lao động cũng gặp khó khăn đến hoạt động, tiến độ sản xuất kinh doanh,… cho nên đa phần sẽ ưu tiên gìn giữ mối quan hệ đó.

Tạo ra bầu không khí hòa bình trong giải quyết tranh chấp

Quá trình thương lượng diễn ra trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Một cuộc thương lượng thường bắt đầu bằng việc tôn trọng nhận lời đề nghị thương lượng của bên kia. Thương lượng là quá trình cùng thảo luận, bàn bạc, đàm phán, quyết định vấn đề tranh chấp nên các bên đều tìm cách kiềm chế những xung đột, tình cảm gây xung đột. Không khí hòa bình được tạo ra nhờ vào những mục tiêu chung và tinh thần, thái độ của mỗi bên trong hoàn cảnh cần thuyết phục lẫn nhau.

Có thể tránh được những xung đột tiếp theo

Việc các bên cùng có vấn đề quan tâm chung, vừa có tinh thần tương hỗ và sự cảm thông thì cho dù có chấm dứt tranh chấp lao động hay không, chắc chắn sẽ giải thiểu và ngăn ngừa được những xung đột mới.

Đảm bảo bí mật thông tin

Các bên trong tranh chấp lao động khi tham gia thương lượng có quyền quyết định thành phần tham gia. Thông thường, vì lí do đảm bảo bí mật thông tin, giữ gìn thanh danh, uy tín,… của cá nhân hoặc của doanh nghiệp mà các cuộc thương lượng rất ít khi có sự tham gia của người thứ ba. Điều đó cũng chính là một trong những điều kiện để họ có thể tạo ra những cơ hội hàn gắn và phát triển quan hệ lao động, hoặc tạo điều kiện do việc duy trì uy tín cá nhân, uy tín của tổ chức, doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế thị trường.

Giảm bớt chi phí và phiền hà đối với luật pháp

Một khi thương lượng thành công, các bên có thể cùng nhau thực hiện các thỏa thuận đã đạt được. Khi đó, các bên không cần phải thực hiện các biện pháp mang tính pháp lý khác như giải quyết Hòa giải lao động, giải quyết theo Trọng tài lao động hay cả một hệ thống tòa án phức tạp với những thủ tục không phải ai cũng dễ dàng quen thuộc, thông thạo. Có nhiều phiền toái đến từ những lần triệu tập tốn kém thời gian, chi phí, các công việc cần thực hiện trong từng biện pháp cụ thể… Vì vậy, nếu giải quyết dứt điểm tranh chấp lao động bằng thương lượng, các bên có thể giảm thiểu được những khó khăn, ách tắc đó.

Hạn chế của thương lượng giải quyết tranh chấp lao động

Nhược điểm của thương lượng giải quyết tranh chấp lao động nằm trong những đặc điểm của thương lượng, quyết định tới tính thực tế trong giải quyết tranh chấp lao động của biện pháp này:

 Không có sự tổ chức rõ ràng

Thương lượng không có chủ tọa, không có người điều khiển, không có chương trình nghị sự chung,… Các bên hoàn toàn là những chủ thể độc lập với nhau khi bước vào quá trình thương lượng. Việc đi đến thống nhất trong quan điểm hoàn toàn do ý chí hai bên mà không có một vị nào đứng ra phân xử, dẫn đến việc đạt kết quả khả quan chung thường là khó khăn.

 Không có quy tắc, trình tự, thủ tục   

Quá trình thương lượng giải quyết tranh chấp lao động thường không có quy tắc chung do pháp luật quy định. Các quy tắc sử dụng trong quá trình thương lượng do chính các bên tham gia thỏa thuận đặt ra. Điều này dễ dẫn đến sự bất đồng trong ý kiến nếu như một bên quá nâng cao quan điểm.

Chưa có cơ chế bảo đảm thi hành

Về cơ bản, các bên tự giác thi hành các thỏa thuận đã đạt được trong quá trình thương lượng. Trong trường hợp một trong các bên không tự nguyện thi hành thì bên kia có quyền sử dụng các cơ chế khác để giải quyết tranh chấp lao động đó như: cơ chế hòa giải, trọng tài hoặc xét xử tại tòa án nhân dân chứ không thể yêu cầu cơ quan nhà nước ra lệnh cưỡng chế thi hành các thỏa thuận từ thương lượng.

Khuyến nghị của công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.27575 sec| 1008.359 kb