Bản chất pháp lý của hợp đồng dịch vụ

Bởi Nguyễn Hồng Thúy - 03/01/2020
view 1068
comment-forum-solid 0

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, hoạt động dịch vụ ngày càng trở nên phổ biến, đa dạng và có nhiều giao dịch có tính chai tương đồng như hoạt động dịch vụ. Vì thế, việc nhận diện các đặc trưng pháp lý hợp đồng dịch vụ và phân biệt giao dịch này với các giao dịch khác là bước đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp về hợp đồng dịch vụ.

- Bản chất pháp lý của hợp đồng dịch vụ

- Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc

Đây là dấu hiệu quan trọng để nhận diện hợp đồng dịch vụ. Nếu như đối với các hợp đồng khác như mua bán hàng hoá, tài sản, cho thuê hàng hoá, tài sản, đối tượng của hợp đồng thường là tài sản. quyền tài sản, có thể dễ dàng định lượng bằng các phương pháp cân. đong, đo, đếm... thì đối tượng của hợp đồng dịch vụ lại là một công việc nhất định khó xác định chất lượng dịch vụ bằng những tiêu chí: được lượng hóa. Do đó, điều quan trọng nhất đối với các bên hợp đồng dịch vụ là phải mô tả chi tiết về dịch vụ, đặt ra những yêu cầu cụ thể và mục tiêu các bên muốn hướng tới.

Song, không phải mọi công việc đều có thể là đối tượng của hợp đồng dịch vụ. Chỉ những công việc mà pháp luật cho phép mới có thể là đối tượng của hợp đồng dịch vụ. Điều 519 BLDS 2005 quy định đối tượng của hợp đồng dịch vụ “phải là công việc có thể thực hiện được, không bị pháp luật cẩm, không trái đạo đức xã hội'’. Trong hoạt động thương mại, pháp luật phân định hoạt động dịch vụ thành các lĩnh vực dịch vụ cấm kinh doanh, dịch vụ hạn chế kinh doanh, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và dịch vụ được kinh doanh. Đối với lĩnh vực cấm kinh doanh thì mọi hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực này đều bị xác định là vô hiệu. Đối với dịch vụ hạn chế kinh doanh, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, việc cung ứng dịch vụ chỉ được thực hiện khi dịch vụ và các bên tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

- Bên cung cấp dịch vụ phải là người có năng lực thực hiện dịch vụ

Xuất phát từ đối tượng của hợp đồng dịch vụ là một công việc nhất định nên bên cung cấp dịch vụ phải là chủ thể có năng lực thực hiện công việc đó và không thể chuyển Giao nghĩa vụ thực hiện công việc theo hợp đồng cho chủ thể khác.

Trong hợp đồng thương mại, dịch vụ có thể là nghĩa vụ theo kết quả công việc hoặc theo nỗ lực và khả năng cao nhất. Theo Luật TM 2005 thì nghĩa vụ theo kết quả công việc là trừ khi có thỏa thuận khác trong hợp đồng, nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải đạt được một kết quả nhất định thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với các điều khoản và mục đích của hợp đồng. Còn nghĩa vụ theo nỗ lực và khả năng cao nhất là nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải nỗ lực cao nhất để đạt được kết quả mong muốn thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện nghĩa vụ cung ứng dịch vụ đó với sự nỗ lực và khả năng cao nhất.

- Hợp đồng dịch vụ đa dạng về chủng loại và lĩnh vực

Căn cứ vào phân ngành của WTO thì có thể chia thành 12 nhóm hợp đồng thương mại dịch vụ như sau: Hợp đồng thương mại dịch vụ kinh doanh; Hợp đồng thương mại dịch vụ truyền thông; Hợp đồng thương mại dịch vụ xây dựng và kỹ sư công trình; Hợp đồng thương mại dịch vụ phân phối; Hợp đồng thương mại dịch vụ giáo dục; Hợp đồng thương mại các dịch vụ môi trường; Hợp đồng thương mại các dịch vụ tài chính; Hợp đồng thương mại dịch vụ xã hội và liên quan đến sức khỏe; Hợp đồng thương mại dịch vụ du lịch và lữ hành; Hợp đồng thương mại các dịch vụ văn hoá và giải trí; Hợp đồng thương mại các dịch vụ vận tải; Hợp đồng thương mại dịch vụ khác.

Căn cứ vào mục tiêu của dịch vụ, thì có thể chia hợp đồng thương mại dịch vụ làm 4 nhóm như sau:

Nhóm 1 - Hợp đồng thương mại dịch vụ phân phối: vận chuyển, lưu kho, bán buôn, bán lẻ, quảng cáo, môi giới...;

Nhóm 2 - Hợp đồng thương mại dịch vụ sản xuất: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, các dịch vụ về kỹ sư và kiến trúc công trình, dịch vụ kế toán kiểm toán, dịch vụ pháp lý...;

Nhóm 3 - Hợp đồng thương mại dịch vụ xã hội: dịch vụ sức khỏe, y tế, pháp luật, giáo dục, dịch vụ vệ sinh, dịch vụ bưu điện, viễn thông, các dịch vụ nghe nhìn và các dịch vụ xã hội khác...;

Nhóm 4 - Hợp đồng thương mại dịch vụ cá nhân: dịch vụ sửa chữa, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ giải trí, dịch vụ văn hoá, du lịch...

Căn cứ vào dịch vụ quy định trong Luật thương mại năm 2005 thì có những loại hợp đồng thương mại dịch vụ sau: Hợp đồng dịch vụ khuyến mại; Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại; Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ; Hợp đồng đại diện cho thương nhân; Hợp đồng ủy thác; Hợp đồng đại lý; Hợp đồng gia công; Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa; Hợp đồng dịch vụ quá cảnh; Hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Như vậy, hợp đồng dịch vụ vừa có thể là hợp đồng dân sự, vừa có thể là hợp đồng trong hoạt động kinh doanh, thương mại. Việc xác định là dân sự hay kinh doanh - thương mại phụ thuộc vào mục tiêu của quan hệ giao kết hợp đồng. Nếu các bên hợp đồng dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi thì hợp đồng đó là hợp đồng thương mại, nếu mục đích là tiêu dùng, dân sinh thì đó là hợp đồng dân sự. Việc phân định hợp đồng dịch vụ là dân sự hay kinh doanh thương mại có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp, tương ứng là tranh chấp dân sự hay tranh chấp kinh doanh - thương mại, nhờ đó, sẽ phân định được thẩm quyền giải quyết của Tòa án và căn cứ pháp lý được áp dụng để giải quyết tranh chấp.

- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.26833 sec| 1014.516 kb