Biểu mẫu và hướng dẫn lập biên bản nghiệm thu vật liệu đầu vào

Bởi Trần Thu Thủy - 23/07/2020
view 559
comment-forum-solid 0
Nghiệm thu vật liệu đầu vào là một trong những khâu cơ bản và quan trọng trong quá trình xây dựng. Vậy việc nghiệm thu được quy định ra sao? Biểu mẫu như thế nào? Bài viết dưới đây của Công ty Luật TNHH Everest sẽ giúp bạn đọc có những cái nhìn chi tiết và cụ thể hơn về vấn đề này.

Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198

1. Cơ sở pháp lý:

Nghị định 59/2015/NĐ-CP

Luật xây dựng 2014 ngày 18 tháng 6 năm 2014

Nghị định 32/2015/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

2. Giải quyết vấn đề:

Thứ nhất, quy định về nghiệm thu vật liệu đầu vào

Tại Điều 29 Nghị định 32/2015/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chi phí đầu tư xây dựng .có quy định về  trách nhiệm của chủ đầu tư liên quan đến lập Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình

Theo đó Chủ đầu tư có trách nhiệm lập Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình  và quy đổi vốn đầu tư công trình xây dựng sau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng để trình người quyết định đầu tư phê duyệt chậm nhất là 9 tháng đối với các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, 6 tháng đối với dự án nhóm B và 3 tháng đối với dự án nhóm C kể từ ngày công trình hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng. Sau 6 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết công nợ, tất toán tài khoản dự án tại cơ quan thanh toán vốn đầu tư.

Thứ hai, quy định về yêu cầu với người thực hiện giám sát việc nghiệm thu vật liệu đầu vào

Theo quy định tại Điều 45, Điều 49 Nghị định 59/2015/NĐ-CP, yêu cầu đối với người thực hiện việc giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hoạt động hành nghề xây dựng và chứng chỉ giám sát xây dựng.

Cá nhân được cấp chứng chỉ khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

– Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

+ Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 7 (bảy) năm trở lên;

+ Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 5 (năm) năm trở lên;

+ Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 3 (ba) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 5 (năm) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp.

– Đạt yêu cầu sát hạch về kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề.

Đối với việc hành nghề giám sát thi công thì cá nhân phải đáp ứng điều kiện sau:

– Hạng I: Đã trực tiếp giám sát thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại;

– Hạng II: Đã trực tiếp giám sát thi công hoặc chủ trì thiết kế, thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại;

– Hạng III: Đã trực tiếp tham gia giám sát thi công hoặc tham gia thiết kế, thẩm định thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV cùng loại.

Thứ ba, giai đoạn thực hiện nghiệm thu vật liệu đầu vào trong quá trình xây dựng

Việc nghiệm thu được tiến hành trong các bước thực hiện dự án sau khi chủ đầu tư thực hiện xong việc giao đất hoặc cho thuê đất

+Việc thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất bao gồm những giai đoạn nhỏ như sau; chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có);

Sau khi thực hiện việc giao đất sẽ là khảo sát xây dựng:

+Việc khảo sát xây dựng sẽ tiến hành các thủ tục như :lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng);

Tiếp theo là bước lựa chọn nhà thầu phù hợp với dự án xây dựng:

+Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành;

Cuối cùng sẽ là bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác;

Như vậy ta có thể thấy việc nghiệm thu vật liệu đầu vào trong xây dựng sẽ là một trong những khâu cơ bản và rất quan trọng của xây dựng. Việc nghiệm thu được thực hiện trước khi bàn giao công trình. Mục đích là để rà soát mọi vật liệu còn tồn động liên quan đến việc tính chi phí xây dựng.

Thứ tư, mục đích và ý nghĩa của việc nghiệm thu vật liệu đầu vào

Việc nghiệm thu vật liệu đầu vào giúp chủ đầu tư có thể kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Được hiểu chính xác là kiểm tra chất lượng công trình sau khi xây để đưa vào sử dụng. Việc thực hiện nghiệm thu công trình là rất quan trọng và cần thiết cho mỗi công trình được xây dựng. Đây là những căn cứ, là sự đảm bảo an toàn và chất lượng của công trình mà nhà thầu đã thực hiện với chủ đầu tư theo đúng hợp đồng xây dựng và tuân thủ các quy trình xây dựng đúng pháp luật. Trong quá trình nghiệm thu phát hiện các lỗi, những bộ phận kém chất lượng do lỗi của nhà thầu thì phải khắc phục hậu quả và chịu mọi chi phí kể cả chi phí kiểm định phúc tra. Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của chủ đầu tư thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả và đền bù phí tổn cho nhà thầu.

Thứ năm, các nội dung thiết yếu và cơ bản trong biên bản nghiệm thu vật liệu đầu vào

Trong biên bản nghiệm thu vật liệu đầu vào cần có các thông tin và nội dung cơ bản sau đây:

+ Thông tin của các bên bao gồm : Bên giao và bên nhận

+Thời gian, ngày giờ địa điểm thực hiện việc nghiệm thu vật liệu đầu vào

+ Danh sách vật liệu được đưa vào tiến hành giao và nhận: thông tin trong mục này bao gồm có số thứ tự vật liệu, tên vật tư thiết bị, mã số, tính năng, kỹ thuật, đơn vị tính, số lượng bàn giao nhận, tình trạng thiết bị dụng cụ vật tư thiết bị, bảo hành và ghi chú.

+ Các yêu cầu về thiết bị: thông tin này bao gồm các mục như thiết bị đảm bảo, bảo hành thiết bị

+Tình trạng bàn giao và đề nghị bảo đảm thiết bị

+ Các bên cam kết nội dung nghiệm thu và ký tên

Thứ sáu, những lưu ý khi thực hiện việc xây dựng biên bản nghiệm thu vật liệu đầu vào

+ Biên bản nghiệm thu vật liệu đầu vào được xác lập giữa đại diện bên bàn giao và bên nhận.

+ Biên bản có thể được đóng dấu hoặc không đóng dấu đơn vị tùy thuộc vào tính chất của văn bản.

+ Việc xác lập thực hiện ngay lập tức khi vật liệu được nhập kho hoặc đã được nhập kho từ trước.

+ Biên bản nghiệm thu vật liệu đầu vào cần được đi kèm với văn bản quy định chỉ tiêu, chất lượng đã thỏa thuận giữa các bên.

+ Các chỉ tiêu cần phải được đánh giá đạt hoặc không đạt với lý do cụ thể, đi kèm với đó là định hướng giải quyết tạm thời tại thời điểm đó.

+ Trong trường hợp cần thiết cần phải có hình ảnh, video đi kèm ghi lại thực tế vật liệu nhập kho và các tài liệu có liên quan khác.

TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi xin gửi lời chào trân trọng đến quý Công ty, và có một thắc mắc xin được tư vấn như sau: Đối với nghiệm thu vật liệu đầu vào, nghiệm thu công việc xây dựng, TVGS độc lập ký biên bản nghiệm thu có phải đúng chuyên ngành không? VD: Biên bản Xây dựng phải là Ks xây dựng; Biên bản cơ điện phải là Ks M&E. Nếu có thì áp dụng theo văn bản nào? Tôi xin cảm ơn quý Công ty.

Luật sư tư vấn:

Giám sát thi công là hoạt động để theo dõi, kiểm tra chất lượng, khối lượng, tiến độ công việc và các tiêu chí liên quan đến công trình xây dựng dựa trên thiết kế, hợp đồng.

Giám sát thi công xây dựng gồm:

– Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công đảm bảo đúng thiết kế và đảm bảo chất lượng

– Yêu cầu nhà thầu thi công thực hiện đúng theo hợp đồng

– từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt chất lượng

– đề xuất với chủ đầu tư những bất hợp lý về thiết kế

Theo quy định tại Điều 45, Điều 49 Nghị định 59/2015/NĐ-CP, yêu cầu đối với người thực hiện việc giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hoạt động hành nghề xây dựng và chứng chỉ giám sát xây dựng.

Cá nhân được cấp chứng chỉ khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

– Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

+ Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 7 (bảy) năm trở lên;

+ Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 5 (năm) năm trở lên;

+ Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 3 (ba) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 5 (năm) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp.

– Đạt yêu cầu sát hạch về kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề.

Đối với việc hành nghề giám sát thi công thì cá nhân phải đáp ứng điều kiện sau:

– Hạng I: Đã trực tiếp giám sát thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại;

– Hạng II: Đã trực tiếp giám sát thi công hoặc chủ trì thiết kế, thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại;

– Hạng III: Đã trực tiếp tham gia giám sát thi công hoặc tham gia thiết kế, thẩm định thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV cùng loại.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.41589 sec| 1038.078 kb