Chê người khác 'béo', bị xử phạt như thế nào?

Bởi Trần Thu Thủy - 03/03/2020
view 2098
comment-forum-solid 0

Trong thời gian gần đây, câu chuyện chê người khác ‘béo’ có thể bị phạt tới 16 triệu đồng, thậm chí nghiêm trọng hơn có thể bị ngồi tù, đang được các trang mạng xã hội chia sẻ, bình luận và được rất nhiều người quan tâm. Vậy hành vi chê người khác ‘béo’, sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Xử phạt hành chính

Tại Điều 34 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Cụ thể hơn, đối với những hành vi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng (Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/01/2013).

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Đối với hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Ngoài ra, nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: Phạm tội 02 lần trở lên; Đối với 02 người trở lên; Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; Gây rối loạn thâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

Đặc biệt, nếu gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị xúc phạm 46% trở lên hoặc người bị xúc phạm tự sát về hành vi đó thì bị phạt tù từ 02 đến 05 năm.

Luật gia Nguyễn Đức Anh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn: 1900.6198

Tuy nhiên, để nhìn nhận một cách khách quan và thực tế thì hành vi chê người khác ‘béo’, rất khó có cơ sở để xử phạt hành chính, chứ đừng nói đến xử lý hình sự hay thậm chí là ngồi tù. Bởi lẽ, không phải tất cả trường hợp chê người khác ‘béo’, đều bị coi là xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác và bị xử phạt. Việc nói một người nào đó là ‘béo’, ‘gầy’, ‘cao’, ‘thấp’… đôi khi chỉ là một lời nhận xét theo cách nhìn nhận chủ quan của người đó đối với một người khác, mà khó có thể coi đó là hành vi xúc phạm đến danh dự nhân phẩm. Và tuỳ vào cách nhìn nhận của mỗi người khi coi béo hay gầy, cao hay thấp là xấu hay đẹp mà họ cảm thấy điều đó là bình thường hay bị xúc phạm. Chỉ khi nào trong trường hợp người nói có chủ đích chê người khác gắn liền với sự miệt thị, chê bai làm tổn thương người khác trước đám đông, gây hậu quả xấu thì mới có cơ sở để xử phạt.

Hành vi xúc phạm có thể được thể hiện bằng lời nói như sỉ nhục, thoá mạ, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu…nhằm bôi nhọ nhân cách, danh dự với tính chất hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại, đồng thời làm cho người bị hại cảm thấy nhục nhã trước người khác. Hành vi đó cũng có thể được thực hiện bằng hành động khi có những hành vi như đăng hình ảnh của người khác lên mạng xã hội để bêu riếu. Nhưng để xác định như thế nào là nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm nghiêm trọng thì không hề đơn giản.

Ngoài ra, đó còn là quyền tự do ngôn luận của mỗi người nếu đó chỉ là lời nhận xét theo cách nhìn nhận chủ quan của họ (mình không thể ép họ nói mình xinh đẹp khi họ không thấy vậy).

Tự do ngôn luận được công nhận là quyền con người theo Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) và được công nhận trong Luật Nhân quyền Quốc tế tại Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). Tự do ngôn luận là nguyên tắc củng cố cho quyền tự do của một cá nhân hoặc cộng đồng trong việc biểu đạt quan điểm và ý kiến của họ mà không sợ bị trả đũa, kiểm duyệt hoặc xử phạt.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
0.38470 sec| 992.203 kb