Chứng cứ trong giải quyết vụ việc dân sự, một số điểm quan trọng

Bởi Nguyễn Thị Ngân - 10/01/2020
view 543
comment-forum-solid 0

Chứng cứ là những gì có thật, tồn tại khách quan và được thu thập một cách hợp pháp. Vậy chứng cứ trong giải quyết vụ việc dân sự là gì, cần lưu ý những điểm quan trọng nào? Bài viết dưới đây sẽ phân tích rõ điều này.

Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Thị Ngân - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Chứng cứ trong giải quyết vụ việc dân sự là gì?

Khái niệm chứng cứ là một trong những nội dung quan trọng của lí luận về chứng cứ. Khái niệm chứng cứ là cơ sở để giải quyết hàng loạt vấn đề liên quan như các thuộc tính của chứng cứ, các thủ tục thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ... góp phần quyết định vào việc giải quyết đúng đắn, khách quan từng vụ việc dân sự; định nghĩa chính xác khái niệm chứng cứ ảnh hưởng không nhỏ tới việc xác định địa vị pháp lí (quyền và nghĩa vụ tố tụng hình sự) của những người tham gia tố tụng, bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của công dân. Do có vai trò quan trọng như vậy, cho nên khái niệm chứng cứ được người làm luật xác định cụ thể trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Điều 86, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vỉ phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ỷ nghĩa trong việc giải quyết vụ án”.

Khái niệm chứng cứ nêu trên thể hiện đầy đủ các thuộc tính cần và đủ mà bất kì chứng cứ nào cũng phải có. Đó là tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp của chứng cứ. Việc phân tích các thuộc tính của chúng cứ có ý nghĩa quan trọng không chỉ về lí luận mà còn có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn, giúp cho nhà làm luật quy định rõ ràng, chặt chẽ, đầy đù các trình tự, thủ tục của quá trình chứng minh, giúp cho cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện việc thu thập, kiểm ưa, đánh giá chứng cứ đúng thủ tục pháp luật quy định, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án chính xác, khách quan. Chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự, hành chính hay trong tố tụng dân sự đều có những điểm chung và vừa có tính lý luận sâu sắc, vừa có tính thực tiễn rất cao. Nó là cơ sở quan trọng để xác định sự thật khách quan của vụ án.

Thu thập chứng cứ trong giải quyết vụ việc dân sự

Thu thập chứng cứ là việc phát hiện tìm ra các chứng cứ, tập hợp đưa vào hồ sơ vụ việc dân sự để nghiên cứu, đánh giá và sử dụng giải quyết vụ việc dân sự. Trong tố tụng dân sự, đương sự có nghĩa vụ chứng minh chủ yếu nên đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải tiến hành thu thập chứng cứ để cung cấp cho tòa án. Và để đảm bảo việc giải quyết đúng, chính xác, tòa án có thề tiến hành thu thập chứng cứ trong trường hợp pháp luật có quy định.

Khoản 2 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu thì Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập chứng cứ: a, Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; b, Trưng cầu giám định; c, Quyết định định giá tài sản; d, Xem xét, thẩm định tại chỗ; đ, Ủy thác thu thập chứng cứ; e, Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự”.

Nội dung bên trên đã nêu rõ điều kiện cũng như biện pháp thu thập chứng cứ mà Tòa án được tiến hành. Tùy từng trường hợp cụ thể, thẩm phán có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp đó để thu thập chứng cứ.

Trong trường hợp phải thu thập chứng cứ ở ngoài địa hạt của tòa án thì phải ủy thác thu thập chứng cứ. Ủy thác thu thập chứng cứ là việc tòa án thụ lý giải quyết vụ việc dân sự giao cho tòa án khác thu thập chứng cứ. Việc ủy thác thu thập chứng cứ được thực hiện theo Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự: "Uỷ thác thu thập chứng cứ: 1. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Toà án có thể ra quyết định uỷ thác để Toà án khác hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này lấy lời khai của đương sự, của người làm chứng, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản hoặc các biện pháp khác để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ việc dân sự. 2. Trong quyết định uỷ thác phải ghi rõ tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, quan hệ tranh chấp và những công việc cụ thể uỷ thác để thu thập chứng cứ. 3. Toà án nhận được quyết định uỷ thác có trách nhiệm thực hiện công việc cụ thể được uỷ thác trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định uỷ thác và thông báo kết quả bằng văn bản cho Toà án đã ra quyết định uỷ thác; trường hợp không thực hiện được việc uỷ thác thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do của việc không thực hiện được việc uỷ thác cho Toà án đã ra quyết định uỷ thác. 4. Trong trường hợp việc thu thập chứng cứ phải tiến hành ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì Toà án làm thủ tục uỷ thác thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự của nước ngoài mà nước đó và Việt Nam đã ký kết hiệp định tương trợ tư pháp hoặc cùng Việt Nam gia nhập điều ước quốc tế có quy định về vấn đề này”.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Nguyễn Thị Ngân

Nguyễn Thị Ngân

https://everest.org.vn/chuyen-vien-nguyen-thi-ngan Chuyên viên Nguyễn Thị Ngân có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai, thừa kế,... và đã tham gia thực hiện các vụ án nổi bật như: Kinh doanh thương mại, Hình sự.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.53681 sec| 1026.93 kb