Có thể hiểu đất san lấp là kết quả của quá trình thi công san phẳng một nền đất bất kỳ trên một mảnh đất có hình dạng cao, thấp, rộng, dài khác nhau.
Thực tế đất san lấp được người dân, doanh nghiệp sử dụng để thi công xây dựng nhà ở, nhà máy, xí nghiệp,... nhằm tạo nên nền móng vững chắc.
Hiện nay bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp nào sử dụng, khai thác tài nguyên theo quy định của Luật thuế tài nguyên thì phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Vì vậy, trong quá trình xây dựng mà đất san lấp được đưa vào sử dụng thì cá nhân, tổ chức đó có trách nhiệm nộp tiền thuế tương ứng.
Khoản 2, Điều 2, Luật Thuế tài nguyên năm 2009 quy định đối tượng chịu thuế là: "Khoáng sản không kim loại".
Theo Điều 2, Nghị định số 164/2016/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản quy định:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản, các cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân liên quan trong việc quản lý, thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.”
Theo Điều 3 Luật Thuế Tài nguyên năm 2009 quy định về người nộp thuế như sau: “Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên".
Căn cứ tính thuế đất san lấp dựa vào sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế suất (Điều 4, Luật Thuế tài nguyên năm 2009).
Theo Khoản 1, Điều 7 Luật thuế tài nguyên năm 2009 quy định khung thuế suất tài nguyên đối với đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình là 3-10%; đối với đất, trừ đá nung vôi và sản xuất xi măng; sỏi; cát, trừ cát làm thuỷ tinh là 5-15% và giao Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định mức thuế suất cụ thể đối với từng loại tài nguyên trong từng thời kỳ. Như vậy, tùy vào khối lượng, tính chất của việc sử dụng đất san lấp mà thuế suất cá nhân, tổ chức phải trả là từ 3-10%.
1. Người nộp thuế tài nguyên gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai, nộp thuế thì được xét miễn, giảm thuế phải nộp cho số tài nguyên bị tổn thất; trường hợp đã nộp thuế thì được hoàn trả số thuế đã nộp hoặc trừ vào số thuế tài nguyên phải nộp của kỳ sau.
Ngoài ra, tại Khoản 6, Điều 9, Luật thuế tài nguyên năm 2009 một trong những trường hợp được miễn giảm thuế là: "Miễn thuế đối với đất khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều."
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest
Hiện nay, khi xét danh sách chi phí vật liệu cần thiết, giá đất san lấp thuộc một trong số đó. Đây là một thành phần của chi phí trực tiếp thuộc khoản mục chi phí xây dựng và được dự tính trong tổng mức đầu tư hay dự toán xây dựng công trình. Giá đất san lấp có thể được tính là giá đất cấp phối đồi tại mỏ đã được cấp phép khai thác, chưa tính đến công tác đào xúc đất tại mỏ lên phương tiện vận chuyển bên mua, chưa tính thuế giá trị gia tăng (VAT), bao gồm các khoản mục chi phí: Chi phí bồi thường hỗ trợ, tái định cư; chi phí xây dựng, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác. Đơn giá tính toán: đồng/m3.
Theo Thông tư 05/2020 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 44/2017 quy định về khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau, khung giá tính thuế tài nguyên đối với khoáng sản kim loại, khoáng sản không kim loại được thay đổi tăng giảm tùy loại. Theo đó, đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình giảm giá tối thiểu tính thuế tài nguyên từ 49.000 đồng/m3 xuống còn 27.000 đồng/m3, giá tối đa vẫn giữ nguyên mức 70.000 đồng/m3.
Thực tế, mỗi địa phương cũng đề xuất mức giá đất san lấp khác nhau dựa trên quy định chung của Nhà nước. Chẳng hạn như ở Thành phố Hà Nội dao động từ 67.000 đồng - 80.000/m3. Trong đó các quận ở Trung tâm Hà Nội lại có mức giá cao hơn các huyện ngoại thành.
Cụ thể, tại các quận, đất đồi chưa đầm chặt (loại đất khi đầm đạt K98) có giá 81.000 đồng/m3, tiếp theo sau là đất đồi chưa đầm chặt (loại đất khi đầm đạt K95) ghi nhận mức giá 76.400 đồng/m3. Đất đồi để san nền có giá thấp nhất, 71.500 đồng/m3.
Tại Thị xã Sơn Tây và các huyện, giá đất đồi chưa đầm chặt (loại đất khi đầm đạt K98), đất đồi chưa đầm chặt (loại đất khi đầm đạt K95) và đất đồi để san nền ghi nhận mức giá lần lượt là 75.500 đồng/m3, 71.000 đồng/m3 và 67.100 đồng/m3.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất (luật sư đất đai) của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm