Doanh nghiệp nhà nước là gì?

Bởi Trần Thu Thủy - 06/01/2020
view 564
comment-forum-solid 0
Doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh nghiệp 2014 đã tiếp thu và sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2005 với những bước tiến mới đáng kể trong việc quy định tổ chức quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh những đặc điểm chung của doanh nghiệp như thành lập hợp pháp, có tài sản riêng, thực hiện hoạt động kinh doanh,... pháp luật hiện hành cũng quy định những đặc điểm cơ bản khác để nhận diện doanh nghiệp nhà nước.

Một là, đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp nhà nước

Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014, “doanh nghiệp” được hiểu là "Tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sớ giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.

Bởi vì doanh nghiệp nhà nước mang những đặc điểm của doanh nghiệp nói chung nên doanh nghiệp nhà nước hoạt động cũng vì mục đích kinh doanh. Tuy nhiên mục tiêu lợi nhuận không phải lý do duy nhất để thành lập các doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước không đầu tư ồ ạt hay tràn lan vào mọi lĩnh vực mà chỉ tập trung vào những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như năng luợng, viễn thông, hàng không... ví dụ như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam... Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong những ngành nghề quan trọng hoặc những ngành nghề, khu vực mà tư nhân không đầu tư, do đó ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, các doanh nghiệp nhà nước đã trở thành một công cụ thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước, ổn đinh thị trường và giải quyết những vấn đề xã hội.

Hai là, về chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu hoàn toàn của nhà nước. Đây cũng là đặc điểm đặc trưng nhất để nhận diện doanh nghiệp nhà nước. Do sở hữu toàn bộ vốn điều lệ nên Nhà nước có toàn quyền quyết định với mọi hoạt động của doanh nghiệp như vấn đề hoạt động, chiến lược kinh doanh hay việc tổ chức quản lý và các quyết định khác của doanh nghiệp.

Lúc này, Nhà nước sẽ đóng đồng thời hai vai trò: vừa là chủ sở hữu duy nhất tại doanh nghiệp, vừa là cơ quan quản lý vĩ mô toàn bộ nền kinh tế, trong đó có các doanh nghiệp nhà nước. Do đó việc tách bạch hoàn toàn giữa chức năng sở hữu và trách nhiệm điều tiết thị trường là điều kiện tiên quyết để bảo đảm môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân, tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Bởi vậy trong doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước không trực tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp mà quyền sở hữu của Nhà nước được thực hiện thông qua những cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Ba là, về hình thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nhà nước

Trước thời điểm Luật Doanh nghiệp (2014) có hiệu lực, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có thể tồn tại dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thànhviên trở lên hoặc công ty cổ phần; số lượng doanh nghiệp nhà nước chiếm đáng kê với những lĩnh vực hoạt động đa dạng.

Theo quy định hiện nay, doanh nghiệp nhà nước chỉ được tổ chức và hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước là chủ sở hữu. Với những quy định chặt chẽ về điều kiện thành lập như tỷ lệ vốn, ngành nghề kinh doanh,... dẫn đến số lương doanh nghiệp nhà nước không nhiều và chỉ được tồn tại với tư cách là công ty mẹ của tập đoàn kinh tê nhà nước, công ty mẹ của tông công ty nhà nước, công ty mẹ trong tổ họp công ty mẹ - công ty con. Ví dụ như trường hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Điện lực Việt Nam - là công ty mẹ trong Tập đoàn Điện lực quốc gia Việt Nam, được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước là chủ sở hữu, là công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, hoặc doanh nghiệp nhà nước tồn tại dưới hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập, ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam, Công ty sổ xố điện toán,...

Bốn là, tư cách pháp lý và trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, theo khoản 2 Điều 73 Luật Doanh nghiệp (2014) quy định “công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.Do đó, doanh nghiệp nhà nước cũng có tư cách pháp nhân.

Doanh nghiệp nhà nước thực hiện hoạt động kinh doanh độc lập, tham gia vào các giao dịch, chịu trách nhiệm riêng bằng tài sản của doanh nghiệp (bao gồm tài sản hình thành từ nguồn vốn ngân sách Nhànước, những khoản hỗ trợ, tài sản hình thành trong quá trình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh,...) và hoạt động theo sự điều tiết của nền kinh tể thị trường, chịu tác động bởi những quy Luật Cạnh tranh, không phụ thuộc vào những mệnh lệnh hành chính của nhà nước.

Do có tư cách pháp nhân, khi tham gia thực hiện các giao dịch doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính và các khoản nợ phát sinh trong hoạt động kinh doanh bàng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng giống như chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khác, nhà nước - với tư cách là chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước - chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn Nhà nước cam kết góp vào doanh nghiệp.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết nêu trên được các luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19 600198,  E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.07428 sec| 1005.5 kb