Doanh nghiệp quảng cáo sai sự thật bị xử phạt thế nào?

Bởi Trần Thu Thủy - 12/12/2019
view 769
comment-forum-solid 0
Quảng cáo thương mại là gì?

Quảng cáo thương mại được quy định tại Điều 102 Luật thương mại 2005 như sau: "Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình".

Theo quy định của pháp luật, thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân nước ngoài được phép hoạt động thương mại tại Việt Nam có quyền quảng cáo hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện việc quảng cáo thương mại của mình.

Sản phẩm của quảng cáo thương mại gồm những thông tin bằng hình ảnh, hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng chứa đựng nội dung quảng cáo thương mại. Các sản phẩm quảng cáo thương mại có thể được giới thiệu trên các phương tiện bao gồm: (i) Phương tiện thông tin đại chúng; (ii) Phương tiện truyền tin; (iii) Các loại xuất bản phẩm; (iv)Các loại bảng, biển, băng, pa-nô, áp-phích, vật thể cố định, các phương tiện giao thông hoặc các vật thể di động khác; (v)Các phương tiện quảng cáo thương mại khác.

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900.6198

Quy định của pháp luật thương mại về quảng cáo sai sự thật:

Hành vi quảng cáo sai sự thật là một trong những hành vi quảng cáo thương mại bị cấm theo quy định tại Điều 109 Bộ luật thương mại 2005: "Các quảng cáo thương mại bị cấm: Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ". (khoản 7)

Xử phạt hành chính đối với hành vi quảng cáo sai sự thật:

Xử phạt vi phạm hành chính là chế tài được áp dụng phổ biến nhất dành cho các hành vi quảng cáo vi phạm pháp luật.Việc quảng cáo sai sự thật sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 51 Nghị định số 158/2013/NĐ-CPquy định xử phạt vi phạm hành chính văn hóa thể dục thể thao du lịch quảng cáo như sau:

"5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, phương thức phục vụ, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, bảo hành của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 68, Điểm c Khoản 3 Điều 69, Điểm a Khoản 2 Điều 72, Điểm b Khoản 1 Điều 75 và Khoản 1 Điều 78 Nghị định này;

b) Quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 68, Điểm a Khoản 3 Điều 69 và Khoản 4 Điều 70 Nghị định này";

Ngoài hình thức phạt tiền, doanh nghiệp có quảng cáo vi phạm còn phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như cải chính thông tin, tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo.

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900.6198

Xử lý hình sự đối với hành vi quảng cáo gian dối

Trong trường hợp quảng cáo sai sự thật có đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội “quảng cáo gian dối”, bên quảng cáo sai sự thật sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau: "Tội quảng cáo gian dối -1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. -2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm".

Như vậy, người phạm tội quảng cáo gian dối có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền đến 50.000.000 đồng, bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Luật gia Âu Thị Minh Nguyệt – Công ty Luật TNHH Everest -Tổng đài (24/7):19006198, sưu tầm, tổng hợp.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.10727 sec| 1000.242 kb