Hình thành, chấm dứt tư cách thành viên công ty hợp danh

Bởi Trần Thu Thủy - 04/01/2020
view 882
comment-forum-solid 0

Là doanh nghiệp thành lập ở hình thức công ty hợp danh, còn rất nhiều điều khó khăn, vướng mắc cần tìm hiểu, giải quyết và tháo gỡ. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến công ty hợp danh.

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Hình thành tư cách thành viên

Tư cách thành viên công ty hơp danh hình thành bằng các con đường sau:

Góp vốn vào công ty

Cá nhân khi trở thành thành viên họp danh; cá nhân, tổ chức khi trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh phải góp vốn vào công ty. Thành viên có thể góp đủ phần vốn định góp hoặc góp dần theo tiến độ cam kết góp vốn được thoả thuận tại Điều lệ công ty. Từ Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp 2005 đến Luật Doanh nghiệp 2014 đều không giới hạn số vốn tối thiểu, tối đa mà thành viên phải góp hay được góp vào công ty mà theo thoả thuận giữa các thành Vlên. Thành viên có thể góp vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, tài sản hiện vật, tài sản khác do các thành viên thoả thuận và đưa vào Điều lệ... Khi góp đủ thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp, khẳng định thành viên có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty Neu không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn vàò công ty nhu đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai, thành viên đó sè không còn là thành viên công ty nữa.

Nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty

Một người khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty hợp danh sẽ trở thành thành viên công ty, nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Như vậy, việc trở thành thành viên công ty hợp danh theo cách này không dễ dàng, vì chỉ cần một thành viên công ty không đồng ý, người nhận chuyển nhượng dù đã nhận phần vốn góp của thành viên vẫn không trở thành thành viên công ty; ngược lại, thành viên chuyến nhượng cũng không mất đi tư cách thành viên dù đã thực hiện việc chuyển nhượng phần vốn góp. Điều này thể hiện sự liên kết chặt chẽ của các thành viên trong công ty, vì việc tiếp nhận thành viên mới theo cách này có thế phá vỡ sự liên kểt về nhân thân giữa các thành viên.

Được tặng cho, được thừa kể phần vốn góp của thành viên công ty

Khi một người được tặng cho hay được thừa kể phần vốn góp của thành viên công ty họp danh sẽ trở thành thành viên công ty, nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Như vậy, việc được tặng cho hay thừa kế chưa làm phát sinh tư cách thành viên cho người được tặng cho hay người được thừa kế; mà chỉ khi được sự đồng ý của các thành viên công ty, tư cách thành viên công ty mới được xác lập (trừ thành viên góp vốn). Quy định này khiển việc hình thành tư cách thành viên công ty hợp danh chặt chẽ hơn công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn - loại hình mà sự liên kết giữa các thành viên không dựa vào nhân thân, mà dựa vào phần vốn góp của thành viên.

Được nhận nợ bằng phần vốn góp vào công ty của thành viên công ty

Cá nhân, tổ chức khi được nhận nợ bàng phần vốn góp của thành viên công ty hợp danh cũng có thể trở thành thành viên công ty, nếu đươc Hội đồng thành viên chấp thuận. Tuy nhiên, cũng giông như việc hình thành tư cách thành viên thông qua chuyên nhượng, được tặng cho hay được thừa kế phần vốn góp, việc nhận nợ bằng phần vốn góp chỉ làm phát sinh tư cách thành viên công ty hợp danh cho người nhận, nếu các thành viên công ty nhât trí đê người nhận nợ trở thành thành viên công ty. Nếu không, người nhận nợ bàng phần vốn góp sẽ chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại trong công ty theo giá thoả thuận để nhận lại khoản tiền mà mình đã cho thành viên công ty hợp danh vay.

Chấm dứt tư cách thành viên công ty hợp danh

Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh

Tư cách thành viên hợp danh của công ty hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

(i) Tự nguyện rút vốn khởi công ty. Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua. Như vậy, việc rút vốn của thành viên công ty hợp danh khá khó khăn, thể hiện sự ràng buộc chặt chẽ giữa các thành viên trong công ty.

(ii)Đã chết, bị Tòa án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên của thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì phần vốn góp của thành viên đó được hoàn trả công bằng và thỏa đáng.

(iii)Bị khai trừ khỏi công ty, nếu: (i) Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lân thử hai; (ii) Vi phạm quy định về các trường hợp hạn chế quyền cúa thành viên hợp danh; (iii) Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khac gay thiẹt hại nghiêm trọng đên lợi ích của công ty và các thành viên khác; (iv) Không thực hiện đúng các nghĩa vụ của thành viên hợp danh.

(iiii)Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh khi không góp vốn hoặc tiến hành kinh doanh không trung thực, người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đôi với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.

Chấm dứt tư cách thành viên góp vốn

Tư cách thành viên góp vốn của công ty hợp danh chấm dứt khi: (i) Thành viên là cá nhân chết, mất tích; thành viên là tổ chức bị giải thê, phá sản; (ii) Thành viên chưa góp vốn vào công ty cho đến hết thời hạn cam kết góp ghi trong Điều lệ công ty; (iii) Thành viên chuyên nhượng toàn bộ phân vốn góp của mình cho người khác; (iv) Thành viên bị khai trừ khỏi công ty. Các trường hợp này tương tự như các trường họp châm dứt tư cách thành viên của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hay cô đông công ty cổ phần, vì các chủ thể này đều chịu trách nhiệm hữu hạn

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực đất đai (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
024 66 527 527
1.33377 sec| 1022.609 kb