Hợp đồng thuê rừng, đất trồng cây lâu năm là gì? Hợp đồng cho thuê đất trồng cây lâu năm để làm gì? Mẫu hợp đồng thuê rừng 2021? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng thuê rừng, đất trồng cây lâu năm như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
Số:………./HĐ-TR
HỢP ĐỒNG THUÊ RỪNG
……….., ngày….. tháng…..năm……..
Căn cứ vào Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004.
Căn cứ vào Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Căn cứ vào đề nghị được thuê rừng của Bên thuê rừng và Quyết định cho thuê rừng số (1)…………….
Hôm nay, ngày……..tháng…….năm…………tại……………
Chúng tôi gồm:
1. Bên cho thuê rừng là UBND huyện…………
Do ông (bà)………..làm đại diện (2)
2. Bên thuê rừng là (3)……….
III. Hai bên thoả thuận ký hợp đồng thuê rừng với các điều, khoản sau đây:
Điều 1. Bên cho thuê rừng cho Bên thuê rừng thuê khu rừng như sau:
1. Diện tích rừng ……….ha……….
Tại (4)………
để sử dụng vào mục đích (5)…….(đặc dụng, phòng hộ, sản xuất).
2. Vị trí, ranh giới và đặc điểm khu rừng ghi trong biểu và bản đồ kèm theo.
3. Thời hạn thuê rừng là………năm, kể từ ngày………..tháng………..năm………….đến ngày…………. tháng……….năm………….(6)
4. Bên thuê rừng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm theo các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản khác có liên quan.
Điều 2. Bên thuê rừng có trách nhiệm trả tiền thuê rừng theo qui định sau:
1. Giá tiền thuê rừng là…………..đồng/ha/năm (7)………
2. Tiền thuê rừng được tính từ ngày………….tháng………….năm………..
3. Phương thức và thời hạn nộp tiền thuê rừng …………
4. Nơi nộp tiền thuê rừng………..
Ngoài tiền thuê rừng, bên thuê rừng khi thực hiện các hoạt động tại Điều 1 còn phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo các quy định của Nhà nước và cộng đồng dân cư.
Điều 3. Việc sử dụng rừng thuê phải phù hợp với mục đích sử dụng rừng đã ghi trong Điều 1 của Hợp đồng này.
Điều 4. Trách nhiệm của mỗi bên
1. Bên cho thuê rừng đảm bảo việc sử dụng rừng của Bên thuê rừng trong thời gian thực hiện hợp đồng, không được chuyển giao quyền sử dụng khu rừng trên cho Bên thứ ba trừ trường hợp phải thu hồi rừng theo pháp luật đất đai và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
2. Trong thời gian thực hiện hợp đồng, Bên thuê rừng không được chuyển quyền sử dụng rừng thuê; trường hợp Bên thuê rừng bị chia tách, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp mà hình thành pháp nhân mới thì pháp nhân mới được tiếp tục thuê rừng trong thời gian còn lại của Hợp đồng này.
3. Trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực thi hành, nếu Bên thuê rừng trả lại một phần khu rừng hoặc toàn bộ khu rừng thuê trước thời hạn thì phải thông báo cho Bên cho thuê trước ít nhất là 06 tháng. Bên cho thuê rừng trả lời cho Bên thuê rừng trong thời gian 03 tháng kể từ ngày nhận được đề nghị của Bên thuê rừng.
4. Hợp đồng thuê rừng chấm dứt trong các trường hợp sau:
– Hết thời hạn thuê rừng mà không được gia hạn thuê tiếp.
– Do đề nghị của một bên hoặc các bên tham gia hợp đồng và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê rừng đó chấp nhận.
– Bên thuê rừng bị phá sản hoặc giải thể.
– Bên thuê rừng không thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng hay bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi rừng theo qui định của pháp luật về đất đai và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 5. Hai bên cam kết thực hiện đúng qui định của Hợp đồng này, nếu Bên nào thực hiện không đúng thì Bên đó phải bồi thường thiệt hại do việc vi phạm hợp đồng gây ra theo qui định của pháp luật.
Điều 6. Hợp đồng này được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi Bên giữ 01 bản và gửi đến cơ quan thuế đã xác định mức thu tiền thuê rừng, kho bạc nhà nước nơi thu tiền thuê rừng.
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Bên thuê rừng Bên cho thuê rừng
(Ký tên và đóng dấu) (Ký tên và đóng dấu)
Xem thêm: Luật đất đai
(1) Điền số của Quyết định cho thuê rừng, thuê đất của Ủy ban nhân dân. Quyết định cho thuê đất ghi rõ số, ngày, tháng, năm và trích yếu nội dung của quyết định.
(2) Điền ngày, tháng, năm, địa chỉ ký hợp đồng
(3) Điền tên của UBND huyện nơi cho thuê rừng, thuê đất
(4) Bên cho thuê rừng ghi rõ họ, tên, chức vụ của người làm đại diện.
(5) Bên thuê rừng nếu là hộ gia đình thì ghi tên chủ hộ, địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; nếu là cá nhân thì ghi tên cá nhân, địa chỉ nơi đăng ký thường trú, số CMND, tài khoản (nếu có); nếu là tổ chức thì ghi tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính, họ, tên, chức vụ người đại diện, số tài khoản.
(6) Điền diện tích rừng cho thuê theo như trong Quyết định cho thuê đất trồng cây lâu năm của UBND.
(7) Vị trí, địa điểm khu rừng cho thuê ghi rõ tên xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tiểu khu, khoảnh và lô (nếu có). Trường hợp cho thuê nhiều lô rừng thì phải có bảng kê cho từng lô rừng kèm theo.
(8) Mục đích sử dụng rừng ghi theo Quyết định cho thuê rừng, thuê đất của UBND.
(9) Thời hạn sử dụng rừng ghi theo quyết định cho thuê rừng của UBND và được ghi bằng số và bằng chữ.
(10) Ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ.
(11) Điền thời gian các bên thỏa thuận tiền thuê rừng bắt đầu được tính.
(12) Các bên có thể thỏa thuận phương thức và thời hạn nộp tiền thuê rừng, thuê dất
(13) Nơi nộp tiền thuê rừng do các bên thỏa thuận sao cho đảm bảo thuận tiện nhất.
Tìm hiểu thêm về: Nhà nước cho thuê đất
Tính cần thiết của phát triển nhà ở
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm