Cả việc hủy bỏ và vô hiệu của hợp đồng đều dẫn đến kết quả chung là giải thể thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ hai loại hợp đồng này để bảo vệ quyền lợi.
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Có nhiều cách định nghĩa “hợp đồng dân sự”, chẳng hạn:
Việc chấm dứt hợp đồng do bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện rút lui mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Hủy bỏ hợp đồng do bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng
Hủy hợp đồng theo quy định của pháp luật
Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự năm 2015.
Hợp đồng dân sự bị vô hiệu khi không đáp ứng một trong các điều kiện theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015.
Điều 117 Bộ luật dân sự quy định các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực bao gồm:
Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng được xác lập;
Chủ thể tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện;
Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Lưu ý: Một số hợp đồng mà pháp luật quy định về hình thức hợp đồng thì hình thức hợp đồng phải theo quy định của pháp luật là một điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
Có thể bạn quan tâm, xem tại đây: Pháp trị - Chia sẻ kiến thức pháp luật
Tiêu chí phân biệt | Hủy bỏ hợp đồng | Hợp đồng vô hiệu |
Điều kiện | Vi phạm điệu kiện hủy bỏ đã thỏa thuận Vi phạm nghĩa vụ hợp đồng nghiêm trọng Vi phạm điều luật pháp luật quy định ( Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015) | Theo các trường hợp pháp luật quy định về giao dịch vô hiệu: - Không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 BLDS 2015; - Do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội; - Do giả tạo; - Do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; - Do nhầm lẫn; - Do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; - Do người xác lập không nhận thức và làm chủ hành vi của mình; - Do không tuân thủ quy định về hình thức; - Do có đối tượng không thể thực hiện được. (CSPL: Điều 122, Điều 407, Điều 408 BLDS 2015) |
Tính chất | Hợp đồng này có hiệu lực tại thời điểm được ký kết, nhưng do hoàn cảnh dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng nên hiệu lực này sẽ không được công nhận. | Chưa bao giờ phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. |
Hậu quả pháp lý | Các bên không có nghĩa vụ phải thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận, ngoại trừ thỏa thuận về xử phạt trong trường hợp vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Các bên phải hoàn trả những gì đã nhận cho nhau sau khi trừ đi các chi phí hợp lý của việc thực hiện hợp đồng và các chi phí để duy trì và phát triển hàng hoá. Phải bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ của bên kia. Bạn có quyền yêu cầu quyền lợi từ việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng (CSPL: Điều 427 Bộ luật Dân sự 2015; Điều 314 Bộ luật Thương mại) | - Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. - Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. (CSPL: Điều 131 BLDS 2015) |
Thẩm quyền quyết định | - Một trong các bên - Tòa án hoặc Trọng tài | - Tòa án hoặc Trọng tài |
Mời bạn xem thêm nội dung liên quan:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm