Pháp luật về hợp đồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ hợp đồng. Pháp luật về hợp đổng có bản chất của luật tư. Trong nền kinh tế thị trường, pháp luât vê hợp đổng đóng vai trò là công cụ chính đảm bảo cho những hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ... diễn ra trong trật tự.
Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật điều chỉnh các quan hệ về hợp đồng được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Ngoài những quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, còn có thể tìm thấy nhiều quy định liên quan đến hợp đồng trong các văn bản pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực kinh tế như: điện lực, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, xây dựng, vận chuyển, đầu tư, chuyển giao công nghệ, đất đai... Trong hệ thống các văn bản pháp luật về hợp đồng, Bộ luật Dân sự chứa đựng những quy định chung, áp dụng cho mọi quan hệ hợp đổng, bao gồm các vấn đề cơ bản sau:
Ngoài những quy định chung về hợp đồng, Bộ luật Dân sự còn quy định riêng về một số hợp đổng dân sự thông dụng như: hợp đổng mua bán tài sản, hợp đồng trao đổi tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản, hợp dồng vay tài sản, hợp đổng thuê tài sán, hợp đồng mượn tài sản, hựp đồng dịch vụ, hợp đổng vận chuyển hợp đồng gia công, hợp đổng gửi giữ tài sản, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng uỷ quyền...
Trên cơ sở các quy định chung về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự, các luật chuyên ngành có thể quy định thêm một số vấn đé dể áp dụng riêng cho từng loại hợp đồng ở các lĩnh vực cụ thể. Các quy định riêng về hợp đổng trong các luật chuyên ngành thường đề cập đến các vấn dể chủ yếu như: chủ thế của quan hệ hợp đồng, hình thức của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên. trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Các quy phạm pháp luật được quy định trong các văn bản pháp luật là cơ sở pháp lý chủ yếu được điều chỉnh các quan hệ hợp đồng. Quyền tự do ký kết hợp đổng cho phép các bên có thể chủ động, sáng tạo trong việc thiết lập các quan hệ kinh tế nhằm đạt được lợi ích của mình, song thỏa thuận của các bên phải phù hợp với pháp luật. Như vậy, mối quan hộ giữa hợp đồng với pháp luật thể hiện ở những điểm sau:
Các quy phạm pháp luật vể hợp đồng có thể được hình thành từ nhiều nguồn luật khác nhau, trong đó có thói quen và tập quán thương mại. Luật Thương mại năm 2005 là văn bản pháp luật đầu tiên của Việt Nam đề cập tới thói quen Irong hoạt động thương mại và nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại. Khoản 3, Điểu 3, Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận đổ xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại”. Theo Điều 12, Luật Thương mại thì trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật. Như vậy, trường hợp các bên ký kết hợp đồng không thoả thuận cụ thể về cách thức giải quyết và thực hiện hợp đồng thì có thể áp dụng các quy tắc thói quen trong hoạt động thương mại.
Tập quán thương mại là nguồn luật có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ hợp đồng, đặc biệt là đối với hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Theo Luật Thương mại 2005, tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mạis. Tập quán thương mại thường được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ hợp đổng khi các mối quan hệ này không đuợc điều chinh bởi điều ước quốc tế và luật pháp của các quốc gia. Trong mối quan hệ với hợp đồng, tập quán được áp dụng theo nguyên tắc: nếu pháp luật không có quy định, các bên không có thỏa thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên ký kết hợp đồng thì tập quán được áp dụng nhưng không được trái với những nguyên tắc của pháp luật của các bên trong hợp đồng.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm